SInh viên nhập học Cao đẳng Cần chuẩn bị những gì ?

1. Học Cao đẳng cần những gì? Có cần thi không?

Trước đây, việc tuyển sinh vào các trường Cao đẳng được thực hiện thông qua kỳ thi và xem xét điểm thi THPT. Tuy nhiên, kể từ năm 2017, theo kế hoạch tuyển sinh mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đã được ủy quyền để tự chọn cách thức và phương pháp tuyển sinh. Ngoài việc xem xét điểm trung bình ba năm học trong chuỗi THPT, còn có các trường chỉ xem xét điểm năm lớp 12 hoặc thậm chí xét theo các kỳ học cụ thể.

Đặc biệt, để hỗ trợ thí sinh, nhiều trường đã áp dụng hình thức tuyển thẳng cho những thí sinh đáp ứng được tiêu chuẩn đầu vào. Như vậy, cách thức xét tuyển vào Cao đẳng sẽ được quy định tùy theo từng trường học. Để có thông tin chi tiết hơn, các bạn nên tìm hiểu thông tin về tuyển sinh tại trường mà họ muốn theo học.

2. Điều kiện để học Cao đẳng nghề và Cao đẳng chính quy

2.1 Học Cao đẳng nghề là gì? Cao đẳng chính quy là gì? Cao đẳng nghề là gì?

Về hệ Cao đẳng chính quy:

  • Hệ Cao đẳng chính quy là một hình thức đào tạo nằm trong cơ cấu giáo dục quốc gia, được triển khai dưới sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mô hình đào tạo này tập trung vào việc hướng dẫn sinh viên tại trường, đảm bảo theo dõi và giám sát chuẩn mực.
  • Khung chương trình đào tạo của hệ Cao đẳng chính quy thường có lượng kiến thức lý thuyết ít hơn so với hệ Đại học. Thời gian đào tạo cũng ngắn hơn, với chu kỳ 3 năm và tối thiểu 60 tín chỉ cần hoàn thành để tốt nghiệp.
  • Sau khi hoàn thành Cao đẳng chính quy, sinh viên có thể chọn theo học chương trình liên thông để tiếp tục nâng cao kiến thức chuyên môn của mình.

Về hệ Cao đẳng nghề:

  • Hệ Cao đẳng nghề là một loại hình đào tạo chuyên sâu về kỹ năng nghề nghiệp, thuộc trách nhiệm của các trường dạy nghề và tuân theo sự hướng dẫn chặt chẽ từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
  • Thời gian đào tạo thường kéo dài từ 2 – 3 năm và tập trung vào việc phát triển kỹ năng thực hành hơn là lý thuyết. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Cao đẳng nghề sẽ được cấp bằng theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Họ có thể tham gia vào thị trường lao động với những kiến thức và kỹ năng nghề mà họ đã được trang bị trong quá trình học tại trường.

2.2 Điều kiện để học Cao đẳng nghề​

Thí sinh muốn ứng tuyển học Cao đẳng nghề đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Tốt nghiệp THPT
  • Đối với thí sinh chỉ tốt nghiệp THCS thì bắt buộc có bằng Trung cấp nghề loại Khá, hoặc nếu là Trung bình thì phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm mới được liên thông lên Cao đẳng
  • Không đang trong quá trình phạm tội, không có tiền án tiền sự

2.3 Điều kiện để học Cao đẳng chính quy

  • Các trường đào tạo hệ Cao đẳng chính quy được phép chủ động trong các phương án tuyển sinh của mình.
  • Quy chế của Bộ giáo dục đổi mới trong những năm gần đây thì các trường Cao đẳng gần như đều xét tuyển theo hướng xét tuyển theo học bạ Trung học Phổ thông, các thí sinh xét tuyển bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp THPT và không có vi phạm tiền án tiền sự

Hồ sơ nhập học cao đẳng gồm những gì?

– Giấy báo nhập học (bản chính), hồ sơ trúng tuyển có dán ảnh đóng dấu giáp lai và đóng dấu của chính quyền địa phương theo mẫu của Bộ GD&ĐT (bản chính)

– Học bạ THPT (bản sao có công chứng và bản gốc để đối chiếu).

– Chứng minh nhân nhân hoặc thẻ Căn cước công dân, giấy tạm trú tạm vắng, sổ đoàn.

– Giấy khai sinh (bản sao)

– Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (hoặc tương đương) đối với những thí sinh tốt nghiệp năm nay; bằng tốt nghiệp THPT (bản chính và bản sao có công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp từ những năm trước

– Hồ sơ, giấy Chứng nhận ưu đãi, ảnh thẻ kích thức 3×4 hoặc 4×6. (chuẩn bị tối thiểu mỗi loại thiểu 4 ảnh)

– Bản sao công chứng các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ.

– Giấy chứng nhận đăng ký Nghĩa vụ Quân sự và Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp ( Nếu có)

– Tân sinh viên cần chuẩn bị học phí, các khoản phụ thu theo theo quy định của mỗi trường đã thông báo

Những lưu ý khi làm hồ sơ nhập học cao đẳng

Nhằm mục đích tránh bị mất thời gian, giảm thiểu việc đi lại nhiều lần cho thí sinh và phụ huynh cho việc chuẩn bị hồ sơ nhập học Đại học, tân sinh viên cần lưu ý các vấn đề sau:

– Giấy báo nhập học phải là bản chính, Bằng tốt nghiệp phải có bản chính và bản sao đã công chứng, bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương hoặc bản chính giấy chứng nhận tốt nghiệp;

– Giấy khai sinh bắt buộc phải có bản sao, không phải photo công chứng. Đối với hồ sơ trúng tuyển tân sinh viên phải ghi đầy đủ tất cả các mục, dán hình có đóng dấu giáp lai và xác nhận của địa phương (theo mẫu của Bộ GD&ĐT phát hành, các bạn có thể chỉ có thể mua tại Sở GD&ĐT ở địa phương bạn theo học THPT);

– Học bạ bạn cần có bản sao (đã công chứng);

– Sinh viên trúng tuyển nhờ xét điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) phải nộp giấy chứng nhận ưu tiên. Giấy chứng nhận diện chính sách: dân tộc ít người, con liệt sĩ, con thương/bệnh binh (kèm bản sao thẻ thương/bệnh binh đã công chứng), chứng nhận hộ nghèo (dùng để xét miễn giảm học phí),…

– Ngoài ra, sinh viên cần có giấy xin phép tạm vắng ở địa phương để đăng ký tạm trú tại địa phương nơi các bạn sẽ thuê nhà trọ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *