Ở Việt Nam, đa số mọi người sẽ chú trọng vào bằng cấp của đại học nhất, nhưng còn có 2 sự lựa chọn nữa dành cho bạn đó là cao đẳng và trung cấp. Vậy sự khác nhau giữa đại học, cao đẳng và trung cấp là như thế nào?
1. Đại học:
Như chúng ta đã biết, với điểm thi THPT quốc gia cao thì chúng ta có thể đăng ký dễ dàng vào những trường đại học mà mình mơ ước. Vậy bạn có định nghĩa được trường đại học? Trường đại học là một cơ sở giáo dục bậc cao tiếp theo bậc trung học dành cho những học sinh có khả năng và nguyện vọng học tập tiếp lên trên. Trường đại học cung cấp cho sinh viên học vấn cao và cấp các bằng cấp khoa học trong nhiều các lĩnh vực ngành nghề.
Hiện nay hầu hết các trường đại học, học viện của Việt Nam đều sử dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Cũng theo đó mà học phí của các trường đại học, học viện thường được tính theo số tín chỉ.
- Thời gian đào tạo:
– Từ 4 đến 6 năm, học theo ngành nghề đào tạo đối với những bạn có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp.
– Từ 2,5 năm đến 4 năm học đối với bạn có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo.
– Từ 1,5 năm đến 2 năm học đối với bạn có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.
- Kiến thức thu thập được: Chủ yếu là các kiến thức chuyên môn, hàn lâm, thường phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học.
- Khi Học Đại học, người học phải học những môn gì ?Thứ nhất: Đại cương
Đại cương là các môn cơ bản nhất dành cho sinh viên năm nhất hoặc năm hai. Các môn đại cương là những kiến thức căn bản đầu tiên trong giảng đường. Và là các môn học bắt buộc ở bậc học này. Ở đại học, các môn học đại cương ở bậc học này của các trường công lập hầu hết sẽ giống nhau. Cụ thể:
- Toán Cao Cấp
- Vật Lý
- Làm việc nhóm và lãnh đạo
- Triết học
- Viết luận Tiếng Anh
- Pháp luật đại cương
Những môn học này với tính chất là nhiều lý thuyết. Cần tư duy cũng như sự chăm chỉ. Nên thường là rào cản khó vượt qua đối với sinh viên năm nhất. Bên cạnh đó, do sự chuyển giao bậc học, từ học sinh trở thành sinh viên. Sinh viên năm nhất có quá nhiều sự thay đổi và bỡ ngỡ, có đôi phần không quen với cách giáo dục mới ở đây.
Các môn đại cương quá nhiều lý thuyết khô khan. Nên sẽ dễ làm các sinh viên bỏ ngang quá trình học tập. Những môn đại cương này tuy khó nhưng sẽ giúp sinh viên phát huy hết khả năng của mình. Đó là nền móng cho những chuyên ngành mà sinh viên đã chọn.
Qua nhiều thế hệ sinh viên. Chúng tôi đúc kết được một vài cách để người học có thể qua được các môn học này.
Phải luôn có sẵn giáo trình
Những môn có giáo trình thì người học nên mua đầy đủ để tiện cho việc theo dõi môn học. Các môn đại cương của các trường đại học trên toàn quốc giống nhau. Và không có sự thay đổi giữa các năm. Nên người học hoàn toàn có thể mua lại hoặc mượn từ những tiền bối cũng như trung tâm học liệu của nhà trường.
Học và chép bài đầy đủ
Việc ghi chép bài giúp người học hệ thống lại kiến thức. Giống như được giảng bài một lần nữa. Đây là một trong những cách ghi nhớ kiến thức rất tốt. Việc ghi chép bài giảng giúp người học có tài liệu để ôn tập trước mỗi kỳ thi.
Đối với những môn học đại cương khó nhằn này hay những môn chuyên ngành. Giảng viên không giảng dạy cụ thể mà đề cao tinh thần tự học .
Tự học trực tuyến, tham gia các nhóm học trên các trang lớn
Khi còn học ở phổ thông thì hạn chế việc học sinh dùng điện thoại cảm ứng để tránh học sinh mất tập trung, lơ là việc học. Mặt khác, ở bậc học cao hơn việc dùng các mạng xã hội góp một phần rất lớn vào việc trao đổi ý kiến, bàn luận về các bài học.
Thứ hai: Những môn học đặc thù, chuyên sâu về ngành học
Môn chuyên ngành là tập hợp những kiến thức, hiểu biết về ngành này, kỹ năng của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cụ thể. Ngành nghề đào tạo được phân chia ra nhiều chuyên ngành đào tạo với mảng khác nhau.
Chuyên ngành để đào tạo là tập hợp những kiến thức, sự hiểu biết cũng như lĩnh hội kỹ năng chuyên môn sâu của một chuyên ngành đào tạo mà người học đang theo đuổi.
2. Cao đẳng
Trường cao đẳng là một loại hình cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Đây là trường đào tạo trình độ sau trung học nhưng thấp hơn bậc đại học, tuyển những người có bằng trung học phổ thông hoặc tương đương, và có chương trình đào tạo dài khoảng 3 năm. Sinh viên học xong cao đẳng có thể tham gia thi tuyển để được chọn vào học “liên thông” lên bậc đại học ở một số trường đại học.
- Thời gian đào tạo:
– Từ 2 đến 3 năm, học theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp.
– Từ 1,5 năm đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo.
- Kiến thức thu thập được: Cũng là các kiến thức chuyên môn, ngành nghề, nhưng thực hành nhiều hơn đại học.
- Việc học ở cao đẳng được phân loại ra thành hai loại hình:
Cao đẳng hệ chính quy
Cao đẳng hệ chính quy là hình thức đào tạo thuộc bậc học đại học. Hiểu theo cách khác thì các trường cao đẳng hệ chính quy trực thuộc các trường đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục Đại học. Cao đẳng chính quy nằm trong hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam.
Những trường cao đẳng chính quy hiện nay được điều hành và quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Cao đẳng hệ chính quy đào tạo theo hình thức tập chung sinh viên.
Nội dung chương trình đào tạo của cao đẳng hệ chính quy lượng kiến thức ít hơn so với chương trình đào tạo bậc đại học. Thời gian học cũng ngắn hơn rất nhiều, một người học cao đẳng trải qua ba năm đào tạo, số tín chỉ trung bình tích lũy thường là khoảng sáu mươi tín chỉ .
Sinh viên khi theo học hệ cao đẳng chính quy có thể tiếp tục học liên thông lên bậc cao hơn nhằm nâng cao thêm kiến thức chuyên môn.
Cao đẳng nghề
Cao đẳng nghề là mô hình đào tạo nghề, trực thuộc các trường nghề ở nước ta. Các trường Cao đẳng nghề được quản lý và giám sát kỹ càng bởi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Thời gian đào tạo kéo dài hai đến ba năm, người học trường Cao đẳng nghề được trang bị kỹ năng thực hành hơn là lý thuyết. Sau khi tốt nghiệp người học được cấp bằng Cao đẳng theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có khả năng ứng dụng và thực hành những gì đã tiếp thu để lao động trong các đơn vị đòi hỏi những lao động có kỹ thuật tay nghề cao và phù hợp thị trường lao động tại nước ta .
3. Trung cấp
Có 2 loại hình trung cấp là trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
- Trường trung cấp chuyên nghiệp: Trường đào tạo trung cấp chuyên nghiệp từ 3 đến 4 năm đối với bạn có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, và từ 1 đến 2 năm đối với bạn có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Trường trung cấp nghề: Tuyển sinh từ bậc THCS trở lên và sau khi tốt nghiệp sẽ có bằng trung cấp nghề. Học trung cấp nghề chính là học nghề nhưng được đào tạo bài bản với hệ thống đào tạo chính quy từ bộ Giáo Dục.
Học sinh theo học trung cấp nghề sẽ không được tham gia kì thi THPT Quốc gia do Bộ Giáo dục tổ chức (khác với đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp).
- Kiến thức thu thập được: Các kiến thức ngành nghề phục vụ trực tiếp cho công việc sau này.