1. Cử nhân là gì?
Cử nhân” (trong tiếng Anh là “bachelor“) có thể được hiểu là người được cấp bằng tốt nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học của một cơ sở giáo dục bất kỳ.
Cử nhân là từ ngữ dùng để chỉ những sinh viên đã kết thúc quá trình đào tạo và tốt nghiệp bậc đại học. Thông thường, để có được danh hiệu cử nhân thì sinh viên cần bỏ ra một khoảng thời gian trung bình 4 năm để hoàn thành xong bậc đại học. Tuy nhiên, một số trường hoặc một số ngành sẽ có thời gian đào tạo kéo dài hơn đến khoảng 7 năm mới có thể thành cử nhân.
2. Bằng cử nhân là gì?
Bằng cử nhân (trong tiếng Anh là “bachelor’s degree”) được hiểu chung là bằng cấp của một cơ sở giáo dục cấp cho người đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học (hoặc tương đương) của mình theo quy định của mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, bằng cử nhân sẽ được cấp cho sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và một số ngành khác, bằng cử nhân là một trong những loại văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học của mình, mà cụ thể là sau khi tốt nghiệp đại học. Hay nói cách khác, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra trình độ đại học và đã hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm của mình ở trường, người học sẽ được cấp bằng cử nhân.
Thời gian đào tạo của chương trình cử nhân hệ chính quy tại các trường đại học thông thường là 04 năm (hoặc 05-06 năm tùy thuộc vào chương trình đào tạo của ngành đó). Tuy nhiên, trong quá trình học tập, sinh viên vẫn có thể đăng ký học các học kỳ phụ, đăng ký học tăng số tín chỉ trong các kỳ (đối với chương trình học theo hệ tín chỉ), … để có thể lấy bằng cử nhân trước thời hạn quy định.
Tùy theo quá trình học tập, rèn luyện mà mỗi sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân xếp loại theo GPA (Grade Point Average – Điểm trung bình các môn học) toàn khóa của mình. Mỗi trường sẽ có những căn cứ đánh giá, xếp loại sinh viên khác nhau, theo thang điểm 4 hoặc thang điểm 10. Nhưng tựu chung lại, sinh viên hiện nay sẽ được nhận bằng cử nhân theo phân loại như sau:
- Bằng cử nhân loại Xuất sắc;
- Bằng cử nhân loại Giỏi;
- Bằng cử nhân loại Khá;
- Bằng cử nhân loại Trung bình.
Ngoài ra, không phải sinh viên nào tốt nghiệp chương trình đại học cũng được cấp bằng cử nhân. Ví dụ như sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành đặc biệt như ngành kỹ thuật, xây dựng có thể được cấp bằng kỹ sư, tốt nghiệp ngành dược được cấp bằng dược sĩ,
3. Những lợi ích khi sở hữu bằng cử nhân
Ngày nay, có được một tấm bằng cử nhân danh giá là một điều đáng tự hào và là mơ ước của rất nhiều người. Bởi lẽ nó là minh chứng cho một quá trình rèn lượng, học tập không ngừng của bản thân. Việc sở hữu một tấm bằng cử nhân có thể đem lại cho ta những lợi ích như:
Có kiến thức chuyên sâu: để sở hữu tấm bằng cử nhân, bạn phải trải qua một quy trình đào tạo bài bản, các cuộc thi học thuật ở trường. Vì thế, tấm bằng này là mình chứng cho những nỗ lực, chứng minh được kiến thức chuyên sâu của bạn trong ngành nghề nào đó.
– Cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn: nhà tuyển dụng không thể nhìn thấu thực lực của bạn khi phỏng vấn chỉ bằng lời nói. Vì thế, bằng cử nhân là chứng cứ xác thực nhất, chứng minh cho năng lực của bạn. Nó cũng là thứ giúp bạn có thể thỏa thuận lương với doanh nghiệp và dễ dàng thăng tiến. Những bạn có bằng cấp đầy đủ thông thường sẽ nhận được mức lương và cơ hội làm việc tốt hơn người không có.
– Là bước đệm cho những học vị cao hơn: khi đã có trong tay tấm bằng cử nhân, bạn có thể tiếp tục chặn đường học tập ở các cương vị thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành. Điều này khiến cho bạn có được học vị cao hơn người bình thường và sở hữu mức thu nhập cao.
4. Điều kiện được cấp bằng cử nhân
Để được cấp bằng cử nhân, người học phải hoàn thành chương trình đào tạo cũng như tốt nghiệp bậc đại học. Ngoài ra, sinh viên còn phải đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.
5.Các loại bằng cử nhân
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về các loại bằng cử nhân trong chương trình giáo dục đại học, mà chỉ đề cập chung chung rằng bằng cử nhân là một loại văn bằng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Ở một số quốc gia trên thế giới, căn cứ vào chuyên ngành, lĩnh vực cấp bằng, bằng cử nhân được chia thành hai loại chính, cụ thể như sau:
- Bằng Cử nhân Chuyên ngành khoa học xã hội (hay còn gọi theo tiếng Anh là BA – Bachelor of Art)
Bằng Cử nhân Chuyên ngành khoa học xã hội là loại bằng cấp được trao cho các sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khoa học xã hội, tập trung vào nền giáo dục khai phóng (Liberal Art), một trong những chương trình giáo dục truyền thống của các tổ chức giáo dục đại học phương Tây. Các chuyên ngành này bao gồm các lĩnh vực như: Văn học, nghệ thuật, tâm lý, nhân văn, lịch sử, khảo cổ, nhân học, dân tộc học, truyền thông, ngoại ngữ, …
Ở Vương quốc Anh, chỉ riêng hai trường là University of Oxford và University of Cambridge (Viện Đại học Oxford và Viện Đại học Cambridge) trao bằng cử nhân gọi là Bachelor of Art cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Còn tại Hoa Kỳ, nhiều trường cao đẳng chuyên ngành, đặc biệt là các trường chuyên đào tạo nghệ thuật thì lại trao Bachelor of Art cho tất các các ngành mang tính chất học thuật. Riêng Harvard University (Đại học Harvard) lại cấp Bachelor of Art cho sinh viên tất tất cả các ngành.
- Bằng Cử nhân Chuyên ngành khoa học tự nhiên (hay còn gọi theo tiếng Anh là BS – Bachelor of Science)
Trái ngược với Bachelor of Art được trao cho các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khoa học xã hội, Bachelor of Science lại được trao cho các sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khoa học tự nhiên, cụ thể là trong các lĩnh vực như: Kỹ thuật, cơ khí, điện, y khoa, … và các ngành khoa học ứng dụng.
Ở Vương quốc Anh, các trường đại học danh tiếng như University of Oxford, University of Cambridge, University College Dublin (Ireland) hay hầu hết các trường khác đều cấp Bachelor of Applied Arts and Sciences (BAAS) cho sinh viên theo học các ngành khoa học ứng dụng ở đây.
5.Nguyên nhân nhiều cử nhân chưa thành công khi ra trường
Thực tế, với những thuận lợi mà một cử nhân có được trong công việc, trong cái nhìn của nhiều người về học vị thì cũng có rất nhiều câu chuyện buồn mà nhiều cử nhân phải trải qua như: không xin được việc, phải đi làm trái nghề, làm việc với mức lương thấp,… dù có sở hữu tấm bằng loại khá, giỏi hay xuất sắc. Lý do để họ rơi vào tình cảnh đó, tất cả đều có nguyên nhân của nó và những nguyên nhân cơ bản nhất gồm có:
Để là cử nhân thì phải học đại học, kiến thức khi học đại học đúng là rất nhiều, rất nặng so với cấp học khác nên đòi hỏi sinh viên phải học tập thật chăm chỉ. Tuy nhiên, có rất nhiều học chăm chỉ, học rất giỏi với những kiến thức trên sách vở nhưng lại thiếu áp dụng vào thực tế. Vì thế, khi ra trường họ đã không theo kịp nhịp chảy quá nhanh của xã hội dẫn đến việc không thành công trong công việc. Không thể theo đuổi đúng đam mê của mình, phải từ bỏ làm một công việc khác. Nguyên nhân dẫn đến điều này là thiếu đi kinh nghiệm thực tế trong công việc, yếu tố rất nhiều cử nhân Việt Nam gặp phải.
Kỹ năng giao tiếp kém, không có kỹ năng mềm trong việc xử lý các vấn đề trong cuộc sống, công việc cũng là một yếu tố khiến cho cử nhân khi ra trường không thành công. Vì thế, trong quá trình học tập 4 năm, ngoài học tốt trên ghế nhà trường thì các cử nhân cũng cần phải tự rèn luyện kỹ năng cho bản thân mình mới có thể thành công lúc ra trường.
Không dám đối mặt với khó khăn, thử thách trong công việc. Yếu tố này cũng có rất nhiều cử nhân gặp phải, vì 4 năm đại học các bạn chỉ biết học, không định hướng trước được những khó khăn, thử thách khi ra trường nên lúc rơi vào tình trạng đó, sẽ không thể làm tốt và chấp nhận từ bỏ, theo một công việc khác.
Không tự tin vào chính năng lực của chính mình. Nguyên nhân này chính là câu trả lời cho tại sao lại có rất nhiều cử nhân, sau khi học xong lại thất nghiệp ở nhà và viện lý do chờ đợi công việc rồi kêu than “cử nhân mà thất nghiệp”. Việc bạn thi đỗ đại học, là do bạn học tập tốt và cũng có đôi chút may mắn. Với những gì bạn tích lũy được trên ghế nhà trường trong 4 năm học, là bàn đạp để bạn bước đến tương lai và thành công. Thế nhưng, nếu như các bạn không tự tin vào chính năng lực của chính mình, thì bạn sẽ không có được thành công như mình chờ đợi.
6. Giải đáp một số câu hỏi về bằng cử nhân
Có phải bằng cử nhân là bằng đại học?
Theo quy định của khoản 2 Điều 12 Luật Giáo dục năm 2019, các văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và các văn bằng cùng trình độ.
Bên cạnh đó, Luật Giáo dục đại học 2012 cũng quy định trong Điều 38 về văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng cùng trình độ.
Vì thế, cử nhân là tên gọi chung dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp đại học và bằng cử nhân được hiểu là bằng do cơ sở giáo dục đại học cấp cho sinh viên đã đủ điều kiện tốt nghiệp hệ chính quy bậc đại học. Như vậy, bằng cử nhân cũng chính là bằng đại học.
Phân biệt giữa bằng cử nhân đại học và bằng kỹ sư
Bằng cử nhân là bằng dành cho cho sinh viên tốt các khối ngành về kinh tế xã hội, nghiên cứu nhiều, với thời gian đào tạo thông thường là 04 năm.Cơ hội việc làm tương đối lớn và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Còn bằng kỹ sư là bằng được cấp cho sinh viên tốt nghiệp các khối ngành như: Kỹ thuật, thiên về thực hành, ứng dụng vào thực tiễn nhiều hơn bằng cử nhân và thời gian đào tạo cũng dài hơn, có thể lên đến 05 năm.Vì thế, nhìn chung thì tấm bằng kỹ sư dù sao cũng sẽ có khả năng cạnh tranh nhiều hơn so với bằng cử nhân. Bằng kỹ sư được đánh giá có nhiều lợi thế hơn bằng cử nhân.
Bằng cao đẳng và bằng cử nhân khác gì nhau?
Theo Điều 38 của Luật Giáo dục đại học 2012 và sửa đổi năm 2018 quy định, danh hiệu cử nhân phải là những người tốt nghiệp đại học. Vì vậy nên, danh hiệu cử nhân cao đẳng của tấm bằng cao đẳng không thể nào giống với danh hiệu cử nhân của bằng đại học.
Hơn nữa, cao đẳng còn chia ra làm hai loại, một là do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý gọi là cao đẳng chính quy, hai là do do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý gọi là cao đẳng nghề.
Ngoài ra, nếu có tấm bằng cử nhân đại học, bạn có thể tiếp tục học chuyên sâu hơn cho các học vị cao hơn như: thạc sĩ, tiến sĩ. Còn với tấm bằng cao đẳng, bạn không thể làm được điều đó mà chỉ có thể liên thông lên trình độ đại học và tiếp tục học để lấy bằng cử nhân đại học