Đại học Thăng Long (website: thanglong.edu.vn) chính là ngôi trường ngoài công lập đào tạo bậc đại học đầu tiên và được mệnh danh là ngôi trường đại học hiện đại bậc nhất Việt Nam.
Với truyền thống 31 năm xây dựng và phát triển không ngừng, Đại học Thăng Long đã khẳng định tên tuổi và chất lượng đào tạo với gần 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Giới thiệu về trường Đại học Thăng Long
Trường Đại học Thăng Long là một trong những trường đại học dân lập đầu tiên được Chính phủ cho phép chuyển đổi loại hình từ dân lập sang tư thục. Trường luôn trung thành với mục tiêu không vì lợi nhuận kể từ lúc thành lập. Chính vì vậy, Trường đã nhận được sự giúp đỡ vô tư của Trường Đại học Quản lý Paris – Cộng hòa Pháp về học bổng cũng như về học thuật, sự giúp đỡ về tài chính của một số tổ chức phi chính phủ.
Đại học Thăng Long tin tưởng rằng, với mục tiêu không vì lợi nhuận, Trường sẽ tiếp tục phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào việc xây dựng một xã hội học tập công bằng cho mọi công dân muốn chinh phục đỉnh cao tri thức, thăng tiến bằng con đường học tập.
Sứ mệnh
Nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao của xã hội, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, trường sẽ đào tạo sinh viên ở bậc đại học và sau đại học với chất lượng tốt.
Tạo điều kiện cho sinh viên, trong khung cảnh toàn cầu hóa giáo dục đã đào tạo ban đầu tại trường, được di chuyển tới những môi trường giáo dục tiên tiến trên thế giới để tiếp tục học tập, nghiên cứu và thực tập, qua các ký kết hợp tác và trao đổi sinh viên với những trường đại học nước ngoài danh tiếng.
Phấn đấu đào tạo cho trường và xã hội một đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học có năng lực nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học vào thực tiễn, có khả năng hợp tác với các trường, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước để đạt hiệu quả tốt.
Triển khai nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giảng dạy và gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo của nhà trường với nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Tầm nhìn
Xây dựng trường trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Hoạt động sinh viên
Hoạt động sinh viên của sinh viên toàn trường rất đa dạng với gần 30 câu lạc bộ ở đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Đây chính là điểm thuận lợi cho sinh viên Thăng Long có thể gặp gỡ, trao đổi và làm quen bạn mới sau những giờ học căng thẳng. Không những vậy, các câu lạc bộ này còn giúp sinh viên Thăng Long khám phá và phát triển những năng lực riêng của bản thân.
Có thể kể tên một số câu lạc bộ như: câu lạc bộ Bóng rổ, câu lạc bộ Karate, câu lạc bộ Cầu lông, câu lạc bộ Bóng bàn, câu lạc bộ Âm nhạc,…
Sinh viên Thăng Long thi đấu thể thao
Có rất nhiều cuộc thi được tổ chức và có sự tham gia đông đảo từ phía sinh viên:
Cuộc thi “Rung chuông vàng” là một cuộc thi thường niên của trường
Cuộc thi Nấu ăn của một câu lạc bộ
Đội ngũ giảng viên
Trường có những giảng viên nhiệt tình và có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục với 240 giảng viên cơ hữu của trường (gồm có 13 giáo sư, 17 phó giáo sư, 23 tiến sĩ và 124 thạc sĩ) và 177 giảng viên thỉnh giảng (trong đó có 67 giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ). Hội đồng Khoa học của trường bao gồm các nhà nghiên cứu đầu ngành của nhiều lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học sức khỏe, khoa học về công nghệ thông tin và máy tính, kinh tế – quản lý,…
Tại Đại học Thăng Long, sinh viên/học viên được tạo điều kiện thuận lợi để đối thoại trực tiếp với giảng viên/ cán bộ trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đại học Thăng Long hướng tới xây dựng một môi trường giáo dục công bằng, mọi tiếng nói của người học đều được lắng nghe để hoàn thiện hoạt động giáo dục ở mức tốt nhất.
Đội ngũ giảng viên của Đại học Thăng Long
Cơ sở vật chất
Tọa lạc trên đường Nghiêm Xuân Yêm – quận Hoàng Mai – Hà Nội, trường đại học Thăng Long được mệnh danh là trường đại học đẹp nhất Hà Nội, bởi trường đầu tư, thiết kế và xây dựng hiện đại và tiện nghi trên diện tích đất nền 2,3 ha. Chính vì vậy, trường được đánh giá là trường Đại học đẹp nhất tại Hà Nội.
Đại học Thăng Long được xây dựng khang trang
Ngoài vẻ khang trang, Thăng Long còn được trang bị các thiết bị hỗ trợ hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu với gần 1000 máy tính cùng với hệ thống server mạnh, đường truyền cáp quang đáp ứng tốt cho các chương trình đào tạo từ xa và hội thảo trực tuyến.
Đặc biệt, trường đã trang bị 12 phòng học tiếng Anh và 5 phòng tự học tiếng Anh với hệ thống phần mềm chuyên học ngoại ngữ có khả năng khắc phục tối đa các nhược điểm của người học với hệ thống kỹ thuật cải thiện cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Quá trình xử lý thông minh của các phần mềm chuyên học ngoại ngữ giúp cho người học có thể phát triển tối đa khả năng học và tự học ngoại ngữ.
Phòng tự học tiếng Anh hiện đại của Đại học Thăng Long
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho gần 450 sinh viên, nhà trường đã thiết kế 2 khu giảng đường rộng lớn với diện tích mỗi giảng đường xấp xỉ 350 m2, nằm ngay cạnh khối hội trường. Điều này đặc biệt thích hợp với việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ của trường.
Khu học chính Trường Đại học Thăng Long là 1 khối nhà 7 tầng. Bên trong có 16 phòng học lớn có sức chứa 80 sinh viên/phòng, 50 phòng học nhỏ có sức chứa 40 sinh viên/phòng, 12 phòng chuyên dụng học tiếng Anh, 5 phòng học phục vụ môn học Hát nhạc với trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn của môn học này.
Phòng học đơn giản và tiện nghi của Đại học Thăng Long
Bên cạnh đó, nhà trường còn xây dựng khối nhà 9 tầng có 3 tầng với 12 phòng học có sức chứa từ 72 tới 104 sinh viên; 1 tầng là Trung tâm Công nghệ thông tin với hệ thống phòng học được trang bị máy tính hiện đại, đường truyền Interrnet mạnh phục vụ học lý thuyết và thực hành các môn học toán – tin; 3 phòng hội thảo dùng để tổ chức bảo vệ khóa luận/luận văn cho sinh viên, học viên.
Tất cả các phòng học đều được trang bị máy điều hòa và hệ thống máy chiếu chất lượng cao phục vụ giảng dạy.
Giảng đường hiện đại và rộng lớn của Đại học Thăng Long
Đóng góp thêm cho sự tiện nghi của trường, cần kể đến hệ thống thư viện của Đại học Thăng Long. Thư viện được trang bị hệ thống phần mềm quản lý thư viện chuyên nghiệp. Cổng an ninh ra vào cho phép đảm bảo an ninh tốt nhất cho tài nguyên của Thư viện.
Toàn bộ hệ thống sách được mã hóa bằng tem từ và kiểm soát hoàn toàn tự động. Việc kết nối dữ liệu với Thư viện Quốc gia và một số thư viện trên thế giới cho phép người đọc có thể khai thác những nguồn tài nguyên rất lớn phục vụ công tác học tập và giảng dạy.
Khu vực thư viện của Đại học Thăng Long
Trường Đại học Thăng Long có hẳn một khu hội trường với sức chứa lên tới 600 chỗ ngồi mang tên Hội trường Tạ Quang Bửu. Hội trường cũng được trang bị hệ thống âm thanh và thiết bị kỹ thuật hoàn hảo có thể đáp ứng được mọi nhu cầu học tập, giảng dạy và hoạt động ngoại khóa.
Hệ thống đường truyền internet băng thông rộng cho phép truyền hình, hội thảo trực tuyến chuẩn HDTV. Ngoài ra, hệ thống âm thanh biểu diễn chuyên nghiệp và hệ thống trình chiếu với màn chiếu 300 inch cho phép tổ chức những chương trình biểu diễn lớn và chiếu phim chất lượng cao.
Hội trường Tạ Quang Bửu của Đại học Thăng Long
Do yêu cầu đào tạo và phục vụ các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài đến trường làm việc, Trường đã đầu tư xây dựng khu liên hợp thực hành chuyên ngành Khách sạn – Nhà hàng là một hệ thống bao gồm 20 phòng nghỉ dưỡng cao cấp, 1 phòng khách lớn, hệ thống bếp ăn với thiết kế bàn ghế sang trọng, có khả năng phục vụ cho 100 người tại tầng 9 Nhà hiệu bộ.
Các phòng được trang bị nội thất đạt chuẩn khách sạn 4 sao. Ngoài ra còn có phòng tập đa năng cao cấp cùng tầng giúp cho các giáo sư nước ngoài đến giảng dạy tại trường có điều kiện sinh hoạt tốt nhất.
Khu liên hợp nhà hàng – khách sạn của Đại học Thăng Long
Trường cũng không quên tạo một không gian là 5 phòng tự học tại các sảnh của nhà học chính và khu vườn, để tạo một cảm giác thoải mái nhất cho sinh viên có thể học tập hiệu quả hơn.
Phòng tự học của Đại học Thăng Long
“Vườn sinh viên” của Đại học Thăng Long
Thăng Long thật đáng để trở thành ngôi trường hiện đại bậc nhất Hà Nội, khi trường đã xây dựng một khu thể thao hiện đại với: 1 sân bóng rổ, 2 sân cầu lông, 1 sân bóng chuyền, 1 đường chạy 50m có 4 làn, 1 phòng tập bóng bàn, 1 phòng tập trong nhà đa năng dành cho các môn thể dục hình thể.
Ngoài ra còn có khu thay quần áo và tắm nước nóng cho vận động viên với các trang thiết bị hiện đại. Cạnh khu thể thao có 5 gian cửa hàng phục vụ các nhu cầu mua sắm thiết yếu của sinh viên.
Sân bóng rổ của Đại học Thăng Long
Phòng tập thể hình của Đại học Thăng Long
Đại học Thăng Long là một trong những trường đầu tiên ngoài khối chuyên về nghệ thuật có giảng dạy môn hát nhạc và luôn hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện mọi khả năng và ước mơ của người học.
Phòng thu âm được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập các môn hát nhạc, đồng thời hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa của trường có liên quan đến lĩnh vực âm nhạc. Hệ thống trang thiết bị của phòng thu được trường đầu tư theo chuẩn của một phòng thu chuyên nghiệp trên thế giới.
Phòng ghi âm của Đại học Thăng Long
Cựu sinh viên nổi bật
Ca sỹ Tuấn Hưng
Ca sỹ Tuấn Hưng từng theo ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Thăng Long. Đến năm thứ ba của Đại học, Tuấn Hưng tham gia vào nhóm “Quả dưa hấu” và trở thành một ca sỹ được rất nhiều yêu mến cho đến thời điểm hiện nay.
Ca sỹ Tuấn Hưng – cựu sinh viên Thăng Long
Phạm Vân Anh
Phạm Vân Anh nằm trong top 3 của cuộc thi The Voice 2015. Cô chính là chiến binh với giọng ca đầy nội lực của huấn luyện viên Mỹ Tâm. Chính cô gái này đã làm cho mọi người biết nhiều hơn về Đại học Thăng Long khi tham gia chương trình.
Phạm Anh Duy
Phạm Anh Duy hay còn được gọi là Duy Pad cũng từng là một sinh viên của đại học Thăng Long và nổi tiếng khi tham gia chương trình ăn khách “The Voice 2015”. Anh nổi tiếng với một số bài hát như: Phố thị, Đường về,…
Đồng Thủy Tiên
Đồng Thủy Tiên là gương mặt từng được biết đến thông qua các cuộc thi như X-Factor, Việt Nam Idol,… Cô cũng là cựu sinh viên ngành tài chính của trường Đại học Thăng Long. Thủy Tiên dễ dàng gây được ấn tượng với mọi người bởi giọng hát cao vút cùng với ngoại hình xinh xắn.
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị các kiến thức cơ bản về du lịch, các kiến thức nghiệp vụ cần thiết của từng chuyên ngành cũng như các kiến thức chung cần thiết đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong khối ASEAN và tiêu chuẩn nghề quốc tế.
Trang bị cho sinh siên những kiến thức về quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là những kiến thức chuyên sâu về ngành quản trị dịch vụ du lịch – lữ hành.
Trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng diễn giải thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết tình huống,…
Trang bị kiến thức và các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Anh văn đáp ứng chuẩn B1 Châu Âu.Trang bị kiến thức kinh nghiệm thực tế giúp sinh viên thích ứng và hội nhập tốt với điều kiện và môi trường làm việc quốc tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Chương trình và giáo trình của ngành được xây dựng trên cơ sở hướng tới thực tế nhu cầu của xã hội, đảm bảo cho sinh viên được trang bị và cập nhật các kiến thức, kỹ năng nghề sát với thực tế và phù hợp với yêu cầu tuyển dụng trực tiếp vào từng vị trí nghề nghiệp phù hợp của lữ hành, hướng dẫn, nhà hàng, khách sạn; hình thành các kỹ năng giao tiếp phù hợp để có thể hòa nhập và thực hiện tốt các công việc trong môi trường làm việc thực tế.
Cơ hội nghề nghiệp
Làm cán bộ quản lý du lịch tại các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa và du lịch như Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục Du lịch, sở văn hóa thể thao du lịch các tỉnh, thành phố, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước, các cơ sở đào tạo, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các hội, hiệp hội liên quan đến du lịch,…;
Làm cán bộ điều hành, quản lý tại các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vận chuyển;
Làm hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên tại các khu du lịch, các bảo tàng hay các điểm di tích;
Làm nghiên cứu viên, giảng viên, cán bộ tại các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo về du lịch;
Làm cán bộ dự án trong lĩnh vực du lịch – vui chơi giải trí cho các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế;
Học cao hơn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nhận các học vị như thạc sĩ, tiến sĩ ngành Quản trị dịch vụ du lịch – Lữ hành và các ngành gần khác.
Truyền thông và mạng máy tính
Tài chính - ngân hàng
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Tài chính – Ngân hàng có trình độ đại học, có kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên môn về quản trị tài chính doanh nghiệp, có khả năng phân tích lựa chọn và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Ngườitốt nghiệp có thể làm cán bộ tài chính tại các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian, các cơ quan quản lý tài chính và có thể học sau đại học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức:
Vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản của nhóm ngành kinh tế vào giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo;
Vận dụng được những kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành làm nền tảng để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của ngành tài chính
Đánh giá, phân tích và tổng hợp được một số vấn đề chuyên sâu và một số nghiệp vụ cụ thể về tài chính như tài chính doanh nghiệp, tài chính công, tài chính quốc tế, thanh toán quốc tế, định giá tài sản, thẩm định tài chính dự án, phân tích báo cáo tài chính, thị trường chứng khoán, thuế trong doanh nghiệp, thuế và hệ thống thuế của Nhà nước, tài chính công ty đa quốc gia,… trong thực tiễn, công việc chuyên môn tương ứng với các vị trí công việc cụ thể;
Có kiến thức thực tiễn về Tài chính; tiếp cận và hoàn thành tốt các các công việc của ngành tài chính – ngân hàng trong tương lai;
Phát hiện, phân tích, đánh giá, tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực tài chính.
Về kỹ năng:
Kỹ năng chuyên môn
Có khả năng lập luận, tư duy hệ thống, giải quyết các vấn đề nảy sinh, nghiên cứu và khám phá kiến thức trong lĩnh vực tài chính;
Có khả năng hình thành các giả thuyết; thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong lĩnh vực tài chính;
Có kỹ năng tính toán, tổng hợp và lập kế hoạch hoạt động tài chính;
Có năng lực vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng đã được rèn luyện về tài chính vào thực tiễn của đơn vị; có năng lực sáng tạo trong công việc, phát triển vị trí cá nhân trong lĩnh vực tài chính.
Kỹ năng mềm
Có kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc, đánh giá kết quả công việc theo nghiệp vụ tài chính được giao;
Có kỹ năng hình thành nhóm làm việc trong và ngoài đơn vị, thực hiện các nghiệp vụ tài chính có hiệu quả trong các nhóm công tác khác nhau
Có kỹ năng thuyết trình các mảng công việc tài chính cụ thể, kỹ năng giao tiếp giữa các đồng nghiệp cùng làm trong lĩnh vực tài chính (bao gồm giao dịch trực tiếp qua điện thoại, văn bản, thư điện tử);
Có khả năng tự học, nghiên cứu và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng:
Làm cán bộ tài chính, kế toán tại các doanh nghiệp;
Làm cán bộ tín dụng tại các trung gian tài chính,…
Làm cán bộ tài chính tại các cơ quan tài chính nhà nước;
Giảng dạy chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng trong các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp.
Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
Khối D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
Khối D07: Toán, Hóa Học, Tiếng Anh
Khối D08: Toán, Sinh Học, Tiếng Anh
Khối D09: Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh
Khối D10: Toán, Địa Lý, …
Việt Nam học
Điều dưỡng
“A00: Toán, Vật lí, Hóa học.
A11 : Toán , Hoá học, GDCD
B03 (Toán, Sinh học, Ngữ văn)
C08 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học)
D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)”
A00: Toán – Lý – Hóa
A01: Toán – Lý – Anh
D07: Toán – Hóa – Anh
D01: Toán – Văn – Anh
C01: Toán – Văn – Lý
Ngoài ra, đối với một số trường sẽ xét tuyển thêm một vài khối như:
A02: Toán – Lý – Sinh
A04: Toán – Lý – Địa
B00: Toán – Hóa – Sinh
D10: Toán – Địa – Anh
Reviews
There are no reviews yet.