Đại học Văn hóa TPHCM là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, truyền thông và du lịch, phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Trường Đại học Văn hóa TPHCM (website: hcmuc.edu.vn) là đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bậc đại học, sau đại học và trình độ thấp hơn về các ngành được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép; nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn và nghiệp vụ văn hóa, thông tin, du lịch.
Giới thiệu về Trường Đại học Văn hóa TPHCM
Lịch sử hình thành trường
Trường Đại học Văn hóa TPHCM đã trải qua 5 lần thay đổi nhiệm vụ và nhiều giai đoạn phát triển từ thấp đến cao:
Ngày 03/01/1976, theo quyết định của Bộ Văn hoá Thông tin miền Nam, Trường Nghiệp vụ Văn hoá – Thông tin (tiền thân của Đại học Văn hoá Tp. Hồ Chí Minh) được thành lập và từ đó, ngày này trở thành ngày truyền thống của Nhà trường.
Ngày 30/8/1976, trường có tên gọi là Trường Lý luận nghiệp vụ II.
Ngày 19/9/1981, trường được đổi tên thành Trường Văn hoá TPHCM và có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo cán bộ văn hoá thông tin có trình độ trung cấp cho các tỉnh phía Nam.
Ngày 26/4/1995, trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Văn hoá TPHCM trực thuộc Đại học Văn hoá – Nghệ thuật TPHCM.
Ngày 10/7/1998, trường được Thủ tướng Chính phủ Quyết định nâng cấp thành trường Cao đẳng Văn hoá TPHCM
Ngày 23/6/2005, trường được nâng cấp thành Trường Đại học Văn hoá TPHCM.
Sứ mệnh
“Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh là một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, truyền thông và du lịch chuẩn mực, chất lượng, tiên tiến, thân thiện và phù hợp nhu cầu xã hội.”
Tầm nhìn
Xây dựng quy chế, nội quy, quy định hoạt động theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân, tăng cường hợp tác với bên ngoài đi kèm các biện pháp chế tài trong khuôn khổ pháp luật
Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, cởi mở, dân chủ
Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa Nhà trường với các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà tài trợ, cộng đồng xã hội,…
Phấn đấu đạt chất lượng cao trên mọi lĩnh vực hoạt động, trở thành một trường đại học có uy tín so với các trường trong nước và khu vực, đạt chuẩn quốc gia và tiếp cận chuẩn quốc tế
Xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên, chú trọng đổi mới phương pháp quản lý giáo dục gắn với chuẩn hóa, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ
Hoạt động của sinh viên
Sinh viên đại học Văn Hóa không hề kém cạnh sinh viên trường khác khi cho ra đời nhiều chương trinh Văn hóa – Nghệ thuật với mục đích chính là gây quỹ từ thiện xã hội.
Đêm nhạc gây quỹ “Trái Tim Việt”
Vui tết “Vi-Ha-La” – chương trình nghệ thuật giao lưu giữa sinh viên các nước
Cơ sở vật chất
Các cơ sở hoạt động của Đại học Văn hóa TPHCM:
Cơ sở 1: 51 Quốc Hương, Thảo Điền, Q2, TPHCM
Cơ sở 2: 288 Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long A, Q9, TPHCM
Cơ sở 1:
Diện tích: 2000 mét vuông
Địa chỉ: Làng Báo chí, Thảo Điền, Tp.HCM.
Phục vụ: 300 sinh viên nội trú
Cơ sở 2:
Diện tích: 1.035 mét vuông
Địa chỉ: 732 An Điền, Thảo Điền, Tp.HCM.
Phục vụ: 150 sinh viên nội trú
Cơ sở 3:
Khu thể thao-KTX sinh viên
Diện tích: 3 héc-ta
Địa chỉ: Phường Phước Long A, Q.9, Tp.HCM.
Phục vụ hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao ngoại khóa của sinh viên và phục vụ 1.000 chỗ ở cho sinh viên.
Thư viện: Bao gồm hơn 42.067 tài liệu bao gồm:
Sách: 33.326 bản
Công báo từ 2002 đến nay
Báo – Tạp chí: 150 tên
Luận văn, Luận án: 754 bản
Khóa luận: 1268 bản
Tài liệu đa phương tiện: 712 tên (bao gồm đĩa CD, VCD, DVD…)
Ấn phẩm định kỳ: 5910 bản
Một số sản phẩm thông tin khác
Thành tựu
Cờ Đơn vị thi đua xuất sắc Bộ Văn hóa Thông tin 2005 – 2009
Nhiều bằng khen của các Bộ, Ngành tỉnh, Đồn thể Trung ương
Bằng khen của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (2003)
Và nhiều Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba khác
C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
D01: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh
D10: Toán, Địa lý, tiếng Anh
D15: Ngữ văn, Địa lý, tiếng Anh
Thông tin - thư viện
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 4 năm.
Mục tiêu đào tạo
Có kiến thức cơ bản về chính trị và các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành Khoa học Thư viện.
Có kiến thức nền tảng về các khoa học thuộc ngành Khoa học Thư viện (Lịch sử sách và lịch sử thư viện, Thư viện học, Thông tin học, Thư mục học) và bổ trợ kiến thức cho ngành Khoa học Thư viện (Xã hội thông tin, Văn bản và lưu trữ học, Pháp luật và pháp chế thư viện).
Có kiến thức chuyên sâu về ngành Khoa học Thư viện để có thể thu thập, xử lý, tổ chức, lưu trữ, bảo quản, khai thác, sử dụng tài liệu/thông tin; tổ chức, quản lý và phát triển hoạt động của các thư viện, các trung tâm thông tin.
Sử dụng thành thạo các phương pháp, công cụ, kỹ năng liên quan đến ngành Khoa học Thư viện để có thể làm việc trong môi trường hiện đại.
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt và tác phong làm việc chuyên nghiệp; có khả năng học tập suốt đời.
Cơ hội nghề nghiệp
Thư viện viên các loại hình thư viện.
Chuyên viên các trung tâm thông tin tư liệu.
Nghiên cứu viên, giảng viên chuyên ngành Thư viện học.
Quản lý hoạt động văn hóa xã hội
Bảo tàng học
Toán, Vật lý, Hóa học và một môn tự chọn khác như Ngoại ngữ hoặc Sinh học
Reviews
There are no reviews yet.