Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (website: utc.edu.vn) có lịch sử hình thành lâu đời và là trường trọng điểm của các ngành Kỹ thuật trong cả nước.
Giới thiệu chung
Là một trường đại học công lập đào tạo chuyên ngành các lĩnh vực về kỹ thuật giao thông vận tải – kinh tế của Việt Nam. Trường được thành lập năm 1960 và trực thuộc Bộ giáo dụ và Đào tạo.
Đây là một ngôi trường hàng đầu Việt Nam về đào tạo và giảng dạy chuyên sâu về khoa học kĩ thuật và ứng dụng chuyên sâu.
Đại học Giao thông Vận tải Hà nội
Lịch sử hình thành
Trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT) có tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được khai giảng lại dưới chính quyền Cách mạng vào ngày 15 tháng 11 năm 1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau nhiều lần đổi tên, vào ngày 6/11/1985 Trường chính chính mang tên Đại học giao thông vận tải cho đến ngày nay.
Hiện nay trường có hai cơ sở trong đó cơ sở chính được đặt tại Phường Láng Thượng – Quận Đống Đa – TP.Hà Nội.
Video giới thiệu trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (Nguồn: Youtube – Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam)
Sứ mạng
Trường Đại học Giao thông Vận tải có sứ mạng đào tạo cho ngành Giao thông vận tải và đất nước những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực và lòng yêu nghề, có khả năng sáng tạo và tính nhân văn. Hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các hoạt động của khác của Nhà trường nhằm mang lại những lợi ích với chất lượng tốt nhất cho cộng đồng và xã hội.
Nhà trường đã đào tạo cho đất nước hàng vạn Kỹ sư, hàng ngàn Thạc sỹ và Tiến sỹ. Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp thuộc ngành GTVT đều tốt nghiệp từ Nhà trường.
Mục tiêu
Phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trường đại học đa ngành về khoa học kỹ thuật, công nghệ và kinh tế với nhiều cấp và loại hình đào tạo khác nhau; duy trì vị trí đầu ngành trong lĩnh vực GTVT và trở thành trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
Đến năm 2020 hội nhập với các trường tiên tiến trong khối ASEAN và một số nước Châu Á, có uy tín về đào tạo và nghiên cứu khoa học và đẳng cấp về lĩnh vực GTVT.
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý của Nhà trường hiện có 1.068 người; trong đó có 792 Giảng viên với 50 Giáo sư và Phó Giáo sư, 139 Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học, 356 Thạc sỹ.
Hàng năm, các nhà khoa học của Trường tiến hành nghiên cứu khoảng 30 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ, 60 đề tài cấp cơ sở và hàng chục đề tài liên kết với với các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhiều cán bộ của Trường là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Giao thông vận tải, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngành. Nhà trường cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong các hoạt động xã hội, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục Đào tạo; đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động sinh viên
Công tác sinh viên là một trong những nhiệm vụ được Nhà trường quan tâm.
Với mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên, ngoài thời gian học tập, sinh viên còn tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các giải thể thao của Trường và khu vực như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ vua…
Sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động trong và ngoài trường
Ngoài ra còn có các hoạt động tư vấn hỗ trợ cho sinh viên có điều kiện giao lưu với các doanh nghiệp, đảm bảo trang bị những hành trang cần thiết khi ra trường.
Ngoài ra các tổ chức của Thanh niên trong nhà Trường như Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên còn tổ chức các hoạt động cộng đồng hướng thế hệ trẻ tới các sinh hoạt mang tính xã hội. Nhiều phong trào do Trung ương Đoàn tổ chức được sinh viên tham gia và hưởng ứng nhiệt tình…
Sinh viên tham gia hiến máu
Câu lạc bộ guitar của trường
Cơ sở vật chất
Trường Đại học Giao thông Vận tải được xây dựng trên khuôn viên có tổng diện tích gần 21ha, gồm các khu giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng làm việc, hội trường, thư viện, nhà văn hóa, sân vận động… Tất cả đều được thiết kế hiện đại và bố trí hợp lý với nhu cầu sử dụng.
Khu giảng đường có 216 phòng học với diện tích trên 23.600m2 được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Đặc biệt, Trường có hệ thống phòng máy tính được nối mạng ADSL, 4 phòng học ngoại ngữ chuyên dùng và trung tâm Thông tin thư viện điện tử giúp giảng viên, sinh viên có điều kiện tiếp cận và ứng dựng những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hỗ trợ cho quá trình giảng dạy, học tập nhằm đạt được kết quả cao nhất.
Thư viện điện tử của Trường Đại học GTVT là một trong những thư viện lớn trong các trường đại học ở Việt Nam.
Thư viện trường Giao thông Vận Tải
Hiện nay trung tâm quản lý 37.000 loại tài liệu với trên 120.000 bản tài liệu in trên giấy, các loại hình tài liệu như giáo trình và sách tham khảo tiếng Việt; sách tham khảo tiếng Anh, Nga, Pháp. Luận văn, luận án và đề tài nghiên cứu khoa học, ấn bản định kỳ, tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Ngoài ra còn chứa trên 3600 tài liệu điện tử toàn văn bằng tiếng Anh về các lĩnh vực chuyên ngành.
Ngoài ra, để trang bị cho sinh viên những kiến thức thiết thực và bổ ích cũng như nâng cao hoạt động nghiên cứu, Nhà trường đã đầu tư mới và nâng cấp 36 phòng thí nghiệm và xưởng thực tập, thực hành với những thiết bị hiện đại.
* Ký túc xá
Khu ký túc xá có điện tích 20.411m2, gồm 230 phòng và hiện có khoảng 1.800 sinh viên đang cư trú. Khu ký túc xá biệt lập với khuôn viên trường nhưng vẫn được giám sát và quản lý chặt chẽ, đảm bảo an ninh trật tự và việc di chuyển không gây ảnh hưởng đến học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, Nhà trường còn có hội trường lớn với diện tích 2.197m2, nhà văn hóa 985,78m2 và 3.129m2 sân vận động phục vụ nhu cầu sinh hoạt ngoại khóa, văn nghệ và thể dục thể thao.
Ký túc xá Giao thông Vận Tải
Thành tựu
Trong hơn 60 năm hoạt động trường đã đạt được những thành tích sau:
Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (2012)
Anh hùng Lao động (2007)
Huân chương Hồ Chí Minh (2005)
Huân chương Độc lập: hạng ba (1986), hạng nhì (1995), hạng nhất (2000)
Huân chương Lao động: hạng nhất (1982 và 1990), hạng nhì (1977 và 2004), hạng ba (1966 và 1999)
Huân chương Kháng chiến: hạng nhì (1973)
Huân chương của Lào: 2 huân chương tự do, 1 huân chương lao động hạng nhất, 1 huân chương hữu nghị
Ngoài ra còn nhiều giải thưởng và huân chương khác.
Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
Thí sinh đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tuyển sinh đại học được quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổ hợp xét tuyển:
A00: Toán – Lý – Hóa
A01: Toán – Lý – Anh
D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
Mục tiêu đào tạo:
Các kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có tri thức và khả năng hoạt động nghề nghiệp trong các chuyên ngành lựa chọn với trình độ chuyên môn tiên tiến, phù hợp với yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Kiến thức:
Có kiến thức rộng về Toán học, Tin học, Khoa học tự nhiên và Khoa học kỹ thuật.
Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức ngành như lý thuyết mạch, linh kiện và thiết bị Điện – Điện tử dựa trên kỹ thuật vi xử lý, máy tính;
Kiến thức về truyền thông và xử lý tín hiệu, điện tử công suất, truyền động điện và cung cấp điện;
Kiến thức về hệ thống điều khiển tuyến tính, hệ thống điều khiển nhiều chiều và phi tuyến, thiết bị đo lường và điều khiển, điều khiển lô gic PLC, mạng máy tính và truyền thông, điều khiển quá trình, kỹ thuật lập trình C;
Kiến thức về độ tin cậy và an toàn;
Kỹ năng:
Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã tích lũy để nhận biết, đánh giá và đề ra các giải pháp thích hợp cho các vấn để có liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
Có kỹ năng vận hành các hệ thống Điện – Điện tử nói chung và hệ thống Điều khiển và tự động hóa nói riêng;
Có kỹ năng sáng tạo trong xử lý các tình huống và kỹ năng giải quyết các vấn đề theo yêu cầu, mục tiêu đặt ra;
Có kỹ năng chuyên môn, đáp ứng được các yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa.
Cơ hội nghề nghiệp:
Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có trang bị các hệ thống Điện – Điện tử, Tự động hóa.
Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong ngành Giao thông vận tải.
Bộ Giao thông vận tải, sở Giao thông vận tải các tỉnh, Tổng cục Đường bộ, Cục Đường sắt, các Ban Quản lý dự án, các Bộ, Ngành liên quan;
Viện nghiên cứu, trung tâm, công ty Khoa học Công nghệ, các trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề thuộc lĩnh vực Điều khiển – Tự động hóa trong công nghiệp và giao thông vận tải;
Kỹ thuật điện tử - viễn thông
A00 và A01
Khai thác vận tải
A00: Toán – Lý – Hóa
D01: Toán – Văn – Anh
Công nghệ thông tin
Khối A bao gồm A00 (Toán, Lý, Hóa) và A01 (Toán, Lý, Anh)
Khối A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
Khối A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
Khối A02 (Toán, Vật Lý, Sinh Học)
Khối B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
Khối C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
Khối D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
Khối D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
Khối D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh)
Toán ứng dụng
Kế toán
A00: Toán – Lý – Hóa
A01: Toán – Lý – Anh
D07: Toán – Hóa – Anh
D01: Toán – Văn – Anh
C01: Toán – Văn – Lý
Ngoài ra, đối với một số trường sẽ xét tuyển thêm một vài khối như:
A02: Toán – Lý – Sinh
A04: Toán – Lý – Địa
B00: Toán – Hóa – Sinh
D10: Toán – Địa – Anh
Kinh tế
khối A (A00, A01) và các tổ hợp xét tuyển khối D, một số tổ hợp xét tuyển khối C có Toán hoặc Tiếng Anh cũng được các trường chọn lựa
Reviews
There are no reviews yet.