Học viện Kỹ thuật Quân sự còn có tên gọi khác là trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý ĐônTrường là một viện đại học kỹ thuật tổng hợp đa ngành trong lĩnh cực của Bộ quốc phòng.
Học viện chuyên đào tạo các bộ kỹ thuật và quản lý kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học trong các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ quân sự và công nghệ cao. Song song với công tác đào tạo trường còn tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ các yêu cần của Kinh tế – Xã hội và An ninh – Quốc phòng.
Giới thiệu về Học viện Kỹ thuật Quân Sự
Học viện Kỹ thuật Quân sự (website: mta.edu.vn) đươc thành lập ngày 8/8/1966 theo quyết định của Hội đồng Chính phủ với tên gọi là Phân hiệu II ĐH Bách Khoa.
Ngày 28/10/1966 khóa đầu tiên được khai giảng từ đó ngày này được chọn là ngày truyền thống của Học viện.
Ngày 13/6/1968 trường được đổi tên thành ĐH Kỹ thuật quân sự.
Với nhu cầu và nhiệm vụ đào tạo trong giai đoạn mới này, ngày 15/12/1981 Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Đến ngày 31/1/2008 Học viện Kỹ thuật Quân sự được công nhận là một trong những trường trọng điểm của quốc gia.
Với những thành tích lớn lao trong 50 năm xây dựng và phát triển, HVKTQS đã vinh dự đón nhận nhiều danh hiệu cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng.
Lễ kỷ niệm 50 năm lịch sử hình thành trường Học viện Kỹ thuật Quân sự
Sứ mệnh
“Học viện Kỹ thuật Quân sự là một trung tâm đào tạo đại học và sau đại học chất lượng cao, đồng thời cũng là một trung tâm KH&CN quan trọng của Quân đội và Nhà nước, góp phần đắc lực cho sự nghiệp xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, xứng đáng với vị thế là một trường Đại học trọng điểm Quốc gia”.
Lễ khai giảng khóa học mới của Học viện Kỹ thuật Quân sự
Tầm nhìn
“Xây dựng Học viện thành trường Đại học nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu của Quân đội và Nhà nước, đạt trình độ và chất lượng quốc tế; đào tạo nguồn nhân lực KHCN trình độ cao cho ANQP và KTXH, đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng nền CNQP hiện đại, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và xây dựng Việt Nam thành nước công nghiệp phát triển”.
Sinh viên Học viện Kỹ thuật Quân sự phấn khởi trong ngày tốt nghiệp
Đội ngũ giảng viên
Trường có 1300 cán bộ nhân sự với gần 900 giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm thực tế và có khả năng truyền đạt tốt. Trong đó có 40 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú. 160 giảng viên được phong tặng hàm giáo sư, phó giáo sư. Và hơn 400 các bộ có học vị tiến sĩ khoa học và tiến sĩ chuyên ngành.
Cơ sở vật chất
Tổng diện tích ở tất cả các cơ sở của Học viện là hơn 50 hecta.
Cơ sở 1: 236 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội có diện tích là Cơ sở 2: Đường Mê Linh, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Cơ sở 3: 71 Đường Cộng hoà, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Cơ sở 4: Kiều Mai, Phú Diễn 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng, khu thể thao, thư viện, KTX,… được trang bị đầy đủ và hiện đại, phù hợp với chương trình mà trường thiết kế. Với hơn 200 giảng đường, phòng đào tạo từ xa, phòng thí nghiệm, sân thể thao, bể bơi,…
Thư viện có diện tích trên 2000 m2 với 76.000 đầu sách, cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng thông tin được trang bị đồng bộ. Đường truyền Internet phủ sóng rộng khắp và đường truyền khá ổn định hỗ trợ cho việc nghiên cứu và giảng dạy.
Học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự: Diễu hành khai giảng năm học mới
Hoạt động sinh viên
Trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi về kiến thức, thi về sắc đẹp, về tài năng,… thu hút được đông đảo học viên tham gia. Bên cạnh đó còn trường còn tích cực tham gia những cuộc thi cấp thành và cả cấp quốc gia.
Học viên Học viện Kỹ thuật quân sự được rèn luyện sức khỏe
Nhằm mục đích gắn đào tạo với thực tiễn, tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm thực tế đến các doanh nghiệp, hình dung về nghề nghiệp trong tương lai, từ đó giúp các em có định hướng tốt trong quá trình học tập. Gần đây nhất vào ngày 09/12, Khoa Động lực đã tổ chức cho sinh viên lớp Ô tô – Khóa 13, tham quan hướng nghiệp tại Nhà máy Ô tô – Công ty Toyota Việt Nam.
Sinh viên thường xuyên được tham gia các buổi hội thảo giao lưu học hỏi kinh nghiệm bằng nhiều hình thức khác nhau.
Phần thi Robocon của sinh viên Học viện Kỹ thuật Quân sự
Để sinh viên tiện lợi khi theo dõi hoạt động của trường mình, những hoạt động trên được tổng hợp xúc tích nhất thông qua Bản tin sinh viên. Bản tin là những góc nhìn, tâm sự, gương người tốt việc tốt, mô hình hoạt động hiệu quả, kết quả hoạt động phong trào sinh viên. Đồng thời, phản ánh sự sáng tạo, nhiệt huyết, khát khao và sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ Học viện Kỹ thuật Quân sự, những người chủ nhân tương lai của đất nước trong thời đại mới.
Sinh viên khoa CNTT tham dự kì thi Olympic tin học quốc gia
Cựu sinh viên nổi bật
Thiếu tá, TS Phạm Văn Toại, Trưởng phòng Thuốc phóng thuộc Viện Thuốc phóng thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng). Ông từng là cựu học viên ưu tú của Học viên Kỹ thuật Quân sự khi đại diện nước nhà sang Nga du học và nghiên cứu. Sau khi tốt nghiệp ông đã cho ra đời rất nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng khá thực tiễn và được cấp Nhà nước công nhận.
Thiếu tướng Lê Đình Hùng. Tốt nghiệp Học viện KTQS năm 1976 (Khoá 6). Hiện là Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Thông tin, Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc.
Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng. Tốt nghiệp Học viện KTQS năm 1978 (Khóa 8). Hiện nay là Giám đốc Trung tâm Tin học – Kho bạc Nhà nước.
Đối tượng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước theo Quy chế của Bộ Giáo dục vào Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung của chương trình đào tạo chuyên ngành điều khiển tự động là cung cấp cho thị trường lao động đội ngũ kỹ sư có trình độ khoa học công nghệ, kỹ năng chuyên môn cơ bản vững vàng, đạo đức nghề nghiệp tốt góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế xã hội và nền khoa học kỹ thuật của Việt Nam.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Tính chọn, tích hợp các phần tử, thiết bị, hệ thống đo lường, điều khiển tự động.
Ứng dụng các công cụ tự động hóa thiết kế các hệ thống điều khiển tự động.
Mô phỏng, phân tích các hệ thống điều khiển tự động trên máy tính.
Lắp đặt, thiết lập, hiệu chỉnh các khâu đơn lẻ và hệ thống điều khiển tích hợp ứng dụng PLC, vi điều khiển, máy tính,…
Quản lý, giám sát, vận hành các thiết bị đo lường và điều khiển. Kiểm tra, đánh giá chất lượng một số dây chuyền, hệ thống sản xuất tự động điển hình.
Khai thác, chuyển giao công nghệ tự động hóa.
Xây dựng giải pháp, triển khai các đề án điều khiển tự động.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của chuyên ngành có thể:
Làm việc tại các doanh nghiệp, công ty sản xuất có ứng dụng công nghệ điều khiển tự động; các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm và hệ thống điều khiển tự động; các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ thuộc lĩnh vực điều khiển trong và ngoài nước.
Làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp,… với vai trò người vận hành, quản lý hệ thống hoặc thiết kế, cải tạo nâng cấp hệ điều khiển hay là người tư vấn kỹ thuật và công nghệ.
Các trường hợp có điều kiện về năng lực chuyên môn có thể tham gia giảng dạy chuyên ngành Điều khiển tự động tại các cơ sở đào tạo; làm cộng tác viên, nghiên cứu viên tại các trung tâm, viện nghiên cứu về khoa học và công nghệ.
Kỹ thuật điện tử - viễn thông
A00 và A01
Công nghệ thông tin
Khối A bao gồm A00 (Toán, Lý, Hóa) và A01 (Toán, Lý, Anh)
Kỹ thuật Cơ điện tử
Thời gian đào tạo: 5 năm
Khối lượng kiến thức ngành: 157 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước theo Quy chế của Bộ Giáo dục vào Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức toàn diện bao gồm khối kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, lý luận chính trị, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng. Trang bị kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực công nghệ cơ điện tử. Kỹ sư Cơ điện tử là kiến trúc sư có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: các máy, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động linh hoạt với sự tích hợp các lĩnh vực khoa học kỹ thuật như cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Thiết kế chế tạo và tích hợp các sản phẩm Cơ điện tử.
Làm mạch điện tử và lập trình điều khiển cơ cấu chấp hành. Mô phỏng, phân tích kỹ thuật trên máy tính.
Vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống cơ điện tử như: máy CNC, Robot công nghiệp, FMS, CIM,…
Lập trình máy tính và kỹ năng tiếp cận các bộ lập trình mới.
Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử.
Làm việc nhóm, xây dựng nhóm làm việc hiệu quả.
Đọc hiểu tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh; giao tiếp tối thiểu bằng tiếng Anh khi đi xin việc; viết được đơn xin việc bằng tiếng Anh.
Biên soạn tài liệu kỹ thuật, xử lý bảng tính, lập kế hoạch thời gian,… trên máy tính.
Tiếp cận và nắm bắt các công nghệ mới dựa trên kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong các môn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường.
Cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư thiết kế chế tạo và phát triển các sản phẩm cơ điện tử tại các khu công nghiệp, các nhà máy, các đơn vị sản xuất, các đơn vị liên doanh, nước ngoài,… sản xuất các thiết bị máy móc công nghiệp, máy CNC, Robot, dây chuyền sản xuất, lắp ráp tự động,…
Kỹ sư điều hành, vận hành, bảo trì các hệ thống sản xuất tự động trong công nghiệp trên đó có Robot, máy CNC, PLC, PC,…
Kỹ sư phụ trách kỹ thuật của các đơn vị dịch vụ chuyển giao công nghệ, xây dựng dự án, xuất nhập khẩu thiết bị,… liên quan đến cơ điện tử.
Cán bộ giảng dạy bậc đại học, cao đẳng,… chuyên ngành cơ điện tử. Cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành.
Khoa học Máy tính
Thời gian đào tạo: 5 năm
Khối lượng kiến thức ngành: 157 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước theo Quy chế của Bộ Giáo dục vào Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư Khoa học máy tính có kiến thức tổng quát về khoa học máy tính và kỹ năng vận dụng chúng vào các vấn đề thực tiễn. Sinh viên sau khi ra trường sẽ có kiến thức vững chắc về một trong các hướng chuyên ngành: Hệ thống thông minh, Máy học & khai khoáng dữ liệu, Đồ hoạ & thị giác máy tính, An toàn & bảo mật thông tin và Mô phỏng & đánh giá hệ thống. Sinh viên có khả năng tư duy phát triển từ lý thuyết đến việc xây dựng hệ thống thông minh, có khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cũng như khả năng tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học máy tính.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức căn bản về toán ứng dụng trong khoa học máy tính.
Kiến thức căn bản về tin học lý thuyết: khả năng và giới hạn của máy tính
Kiến thức căn bản về vai trò của Khoa học máy tính trong công nghệ thông tin, kiến thức về kiến trúc máy tính, hệ điều hành và mạng máy tính.
Kiến thức căn bản về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, kiến thức về phân tích thiết kế và xây dựng một hệ thống thông tin cho tổ chức và doanh nghiệp.
Kiến thức cơ bản về Công nghệ phần mềm
Kiến thức chuyên sâu về cấu trúc dữ liệu, giải thuật và các kỹ thuật lập trình bao gồm: cấu trúc, hướng đối tượng và logic.
Có kiến thức vững vàng một trong các hướng chuyên ngành: Các hệ thống thông minh (trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), khai phá dữ liệu (data mining), máy học (machine learning)); Khai thác dữ liệu đa phương tiện (đồ hoạ – xử lý ảnh – thị giác máy tính (computer graphics – image processing –computer vision)); An toàn bảo mật thông tin và Mô phỏng – đánh giá hệ thống.
Tư duy lập trình, quy trình phát triển phần mềm.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên có cơ hội nghề nghiệp trong: các công ty tư vấn – thiết kế các giải pháp công nghệ thông tin; các công ty sản xuất, gia công hoặc bảo trì phần mềm; các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học máy tính.
Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc ở các vị trí như: lập trình viên, phân tích thiết kế, kiểm thử phần mềm.
Reviews
There are no reviews yet.