Đại học Văn hóa Hà Nội (website: huc.edu.vn) là trường đại học lớn nhất của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Là ngôi trường hằng năm đào tạo được hàng chục nghìn cán bộ văn hóa có nghiệp vụ vững vàng.
57 năm qua, trường luôn phấn đấu xây dựng và phát triển không ngừng nghỉ để có thể đào tạo ra được cán bộ văn hóa giỏi, nghiệp vụ vững để có thể giúp ích cho văn hóa nước nhà. Hầu hết đội ngũ cán bộ văn hoá ở các cơ quan trung ương và địa phương đều đã hoặc đang là sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội. Trong số họ có rất nhiều cán bộ đang làm công tác quản lý và lãnh đạo, giữ vai trò chủ chốt trong các cơ quan của chính phủ và ngành văn hoá – thông tin.
Giới thiệu về trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Từ 26/3/1959 đến 1960 trường có tên “Trường Cán bộ văn hoá” theo Quyết định số 134/VH – QĐ của Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Nhiệm vụ của trường khi đó là bồi dưỡng kiến thức, chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ văn hoá.
Trường được đổi tên thành trường “Lý luận nghiệp vụ văn hoá” theo quyết định số 127/VHQĐ của Bộ Văn hoá từ 8/1960 đến 1977.
Theo quyết định số 246/CP của Thủ tướng Chính phủ từ 5/9/1977 đến 1982 trường được nâng cấp thành “Trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hoá” với chức năng đào tạo cao đẳng các ngành nghiệp vụ văn hoá.
Trường một lần nữa được nâng cấp thành Trường Đại học Văn hoá Hà Nội theo quyết định số 228/TC – QĐ của Thủ tướng Chính phủ từ 4/9/1982 đến nay. Chức năng của trường là đào tạo các cán bộ thư viện, cán bộ bảo tồn bảo tàng, phát hành sách, văn hoá du lịch và những người tổ chức hoạt động văn hoá.
Giới thiệu trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Sứ mệnh
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, tham gia hoạch định chính sách của Nhà nước về văn hóa và hội nhập quốc tế.
Tầm nhìn
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phát triển theo hướng là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa cấp thuộc khoa học xã hội và nhân văn, được xếp hạng ngang tầm với các đại học tiên tiến trong khu vực châu Á, trong đó có một số ngành và nhiều chuyên ngành được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học có uy tín trên thế giới.
Hoạt động của sinh viên
Đại học Văn hóa Hà Nội đã từ lâu nổi tiếng với các hoạt động văn nghệ, sinh viên tại đây dù có ở khoa nào cũng đều có năng khiếu cả. Vì thế khi bước chân đến ngôi trường này bạn sẽ được nghe đàn hát hoài luôn. Ngoài các hoạt động Đoàn – Hội như: “Xuân qua biên giới”, “Rung chuông vàng”, chương trình kỹ năng sống “Phòng cháy chữa cháy dành cho sinh viên”, “Ngày hội Hương sắc vùng cao”,…
Ngày hội Hương sắc vùng cao 2016
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nghiên cứu viên của trường gồm 300 người.
Phân theo học hàm: 12 Phó Giáo sư; phân theo học vị: có 25 Tiến sỹ, 132 Thạc sỹ, 101 Cử nhân; trình độ khác: 30 cán bộ.
Phân theo ngạch công chức:
Giảng viên: 157 người, trong đó có: 33 giảng viên chính, 124 giảng viên.
Cán bộ, nhân viên: 143 người, trong đó có: 4 chuyên viên chính, 49 chuyên viên, 2 nghiên cứu viên chính, 17 nghiên cứu viên, 1 thư viện viên chính, 18 thư viện viên, 52 cán bộ ở các bộ phận khác.
Giảng viên tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội trẻ trung, luôn vui vẻ, nhiệt tình trong giảng dạy. Các tiết học tại đây không nhàm chán như các bạn nghĩ mà nó luôn được thầy cô tạo cảm giác thú vị, hứng thú. Đặc biệt các thầy cô tại đây ai cũng hát hay nên là biết không chừng trong 1 phút ngẫu hứng nào đó các bạn có thể thưởng thức giọng hát, thâm chí còn có thể hát chung với thầy cô.
Cơ sở vật chất
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được đặt tại 418 Đường La Thành, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Với các phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết hỗ trợ công việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên. Đặc biệt trường có khuôn viên rất rộng rãi, xanh mát, được trang trí rất kì công như một công viên vậy.
Một góc khuôn viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Thành tựu
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vinh dự 2 năm liền được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen là đơn vị “đạt thành tích cao trong phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học”. Bên cạnh đó, trường đạt được rất nhiều Bằng khen và 3 Huân chương Lao động, 2 Huân chương Độc lập:
Huân chương Lao động hạng Ba (1984);
Huân chương Lao động hạng Hai (1989);
Huân chương Lao động hạng Nhất(1994);
Huân chương Độc lập hạng Ba (2004);
Huân chương Độc lập hạng Nhì (2014).
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao Huân chương Độc lập Hạng Nhì
Cựu sinh viên nổi bật
Ca sĩ Lệ Quyên
Lệ Quyên tốt nghiệp khoa Quần Chúng – Đại học Văn hóa Hà Nội, đây là nơi cô bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình. Hiện tại cô có rất nhiều album nổi tiếng, những live show thành công, Lệ Quyên đã chinh phục hàng triệu trái tim người hâm mộ khắp cả nước với giọng ca đầy nội lực, truyền cảm và da diết. Lệ Quyên đã trở thành nữ ca sĩ có chỗ đứng không thể thay thế trong Showbiz Việt.
– Khối A00: Toán – Lý – Hóa
– Khối C04: Toán – Văn – Địa
– Khối D01: Toán – Văn – Anh
Quản lý văn hóa
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa để quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật; những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; khoa học quản lý trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Về kỹ năng
Có kỹ năng quản lý, nghiên cứu đề xuất chính sách văn hóa.
Có kỹ năng tổ chức, điều hành các tổ chức và hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Thông tin học
Việt Nam học
Ngôn ngữ Anh
Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
Khối D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
Khối D07: Toán, Hóa Học, Tiếng Anh
Khối D08: Toán, Sinh Học, Tiếng Anh
Khối D09: Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh
Khối D10: Toán, Địa Lý, …
Bảo tàng học
Toán, Vật lý, Hóa học và một môn tự chọn khác như Ngoại ngữ hoặc Sinh học
Văn hóa học
Báo chi
Khối lượng kiến thức: 132 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Báo chí nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về lý luận, thực tiễn báo chí và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực báo chí; có định hướng chuyên sâu vào các loại hình nghiệp vụ cụ thể, rèn luyện kỹ năng và phẩm chất người làm báo; giúp người học có kỹ năng giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực báo chí – truyền thông trong thời đại kĩ thuật số,…
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Kiến thức đại cương.
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Kiến thức cơ sở ngành.
Kiến thức ngành.
Kiến thức thực tập và tốt nghiệp.
Về kỹ năng
Kỹ năng sử dụng thiết bị truyền thông.
Kỹ năng thu thập và thẩm định thông tin.
Kỹ năng xử lí và tổ chức thông tin.
Kỹ năng biên tập tác phẩm truyền thông.
Kỹ năng thiết kế và sản xuất ấn phẩm báo chí và sản xuất chương trình phát thanh – truyền hình.
Kỹ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề.
Kỹ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức.
Kỹ năng tư duy theo hệ thống.
Kỹ năng phân tích bối cảnh xã hội và ngoại cảnh.
Kỹ năng phân tích bối cảnh tổ chức.
Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Kỹ năng sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp.
Các kỹ năng cá nhân.
Kỹ năng làm việc nhóm.
Kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ: Sử dụng ngoại ngữ: tiếng Anh B1 tương đương 4.0 IELTS.
Luật
Tổ hợp môn khối A00: Toán, Lý, Hóa. Tổ hợp môn khối A01: Toán, Lý, Anh. Tổ hợp môn khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.