Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (website: truongnoivu.edu.vn) là một trong những nơi đào tạo cán bộ, công chức có uy tín trong hệ thống giáo dục và đào tạo của cả nước.
Qua 45 năm hình thành và phát triển, trải qua bao nhiêu lần đổi tên, thay đổi chức năng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vẫn duy trì và tiếp tục phát huy truyền thống giảng dạy, đào tạo trước đây và mở thêm một số môn đào tạo mới.
Tiền thân trường Đại học Nội Vụ chính là Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ. Được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, với nhiệm vụ chính là đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn thư, Lưu trữ; Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước
Năm 1977 là năm mở ra giai đoạn mới của Trường Trung học Văn thư Lưu trữ – giai đoạn vừa đào tạo cán bộ trung học Văn thư Lưu trữ ở miền Bắc (từ Quảng Bình trở ra) vừa đào tạo cán bộ ở Phân hiệu miền Nam.
Ngày 30/4/1992, trường Phân hiệu phía Nam được nâng cấp thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ II. Cho đến ngày 11/5/1994, theo Quyết định số 50/TCCB – VP của Bộ trưởng Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Trường Trung học Văn thư Lưu trữ được chuyển về Hà Nội để giảm bớt những khó khăn cho Nhà trường.
Ngày 25/4/1996, Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ chính thức được đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I theo Quyết định số 72/TCCB – TC. Và đến 1/10/2003 trường được đổi tên thêm một lần nữa thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ Trung ương I.
Trước nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, Quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB được ban hành ngày 15/6/2005 về việc dựa trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I tiến hành thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I.
Ngày 21/4/2008, Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I được đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội theo Quyết định số 2275/QĐ – BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ vào ngày 12/6/2008.
Trải qua thời gian thông qua các gấy tờ, thủ tục thì vào ngày 14/11/2011 Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2016/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Giới thiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Nguồn: Youtube – ProMedia JSC)
Sứ mệnh
Mở rộng cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành nội vụ và cho xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.
Tầm nhìn
Đến năm 2025 trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế.
Hoạt động của sinh viên
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nghe cái tên thật nghiêm túc nhưng các bạn sinh viên trong trường không phải là “thanh niên nghiêm túc” chỉ biết học thôi đâu. Điều đó được thể hiện qua những chương trình văn nghệ, cuộc thi giữa các lớp do Đoàn, Hội tổ chức như: chương trình Hội trại, các chương trình thiện nguyện,…
Hội trại “Thắp sáng ngọn lửa sinh viên Nội vụ”
Cuộc thi Miss HUHA 2016
Chương trình hiến máu “Lửa trong em”
Thông qua các CLB trong trường: CLB Nghệ thuật, CLB “Acoustic music”, CLB tiếng Anh, CLB IT – E, CLB võ thuật,… có thể thấy các bạn sinh viên trong ngôi trường này không khô khan chút nào.
CLB Sách Nội vụ
CLB tiếng Anh
Cơ cấu tổ chức
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội gồm 10 Khối phòng, 9 Khối khoa, Khối tổ chức Khoa học – Công nghệ và Dịch vụ, Khối cơ sở đào tạo trực thuộc và Khối Đoàn thể.
Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Cơ sở vật chất
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có 3 cơ sở nằm tại 3 miền của Tổ quốc:
– Cơ sở tại Hà Nội : số 36 đường Xuân La, Phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội. – Cơ sở tại miền Trung: Khu Đô thị mới, Điện Nam – Điện Ngọc, Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam.
– Cơ Sở tại TP. Hồ Chí Minh: số 176 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Trường có 1 ký túc xá cách trường khoảng 300m, được thành lập vào ngày 8/6/2012.
Ký túc xá gồm 56 phòng có diện tích từ 30 đến 50m2, đáp ứng đủ chỗ ở cho 566 bạn sinh viên. Trong 3 dãy nhà của ký túc xá có 1 dãy nhà 6 tầng được xây dựng rất đẹp, khang trang. Các phòng trong ký túc xá đều được trang bị trang thiết bị đầy đủ: tivi, internet, điện nước… để có thể đáp ứng được đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho sinh viên.
Ký túc xá
Hiện trường có 72 phòng học lý thuyết và thực hành, 9 phòng máy được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị, phòng ốc rộng rãi, thoáng mát.
Phòng học tại trường
Đặc biệt, trường có thư viện với trên 10.000 đầu sách và hàng trăm loại báo, tạp chí liên quan đến các ngành nghề của trường, bên cạnh đó trung tâm thư viện còn có phòng xử lý nghiệp vụ, phòng giáo trình, kho sách tham khảo và 1 thư viện điện tử giúp kết nối và khai thác thư viện quốc gia, Hội liên hiệp Thư viện trường đại học các tỉnh phía Bắc.
Một góc thư viện
Thành tựu
Theo số liệu từ Trung tâm Thông tin thư viện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, tính đến năm 2013, Trường đã có những thành tựu về Nghiên cứu khoa học như sau:
Đề tài nghiên cứu khoa học các cấp: 128 đề tài. Trong đó:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: 13 đề tài;
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: 50 đề tài;
Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên: 65 đề tài.
Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo người học ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước có phẩm chất chính trị vững vàng; đạo đức tốt, có ý thức phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Có kiến thức chuyên môn toàn diện về ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. Có năng lực và kỹ năng thực hành cơ bản, vận dụng sáng tạo kiến thức được học vào thực thi công vụ, thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Kiến thức:
Có những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, nắm bắt được dư luận xã hội; Có kiến thức cơ bản về luật hiến pháp, luật lao động để làm cơ sở pháp lý cho hoạt động công vụ; Có những kiến thức về khoa học tổ chức nhà nước, khoa học quản lý; nguyên lý kinh tế; Có kiến thức về quản lý hành chính, thủ tục hành chính, điều hành công sở.
Kỹ năng:
Có khả năng nắm bắt, phân tích, đánh giá và chủ động xử lý có hiệu quả các vấn đề thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước các cấp; Có khả năng tham mưu, đề xuất, tư vấn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý về tổ chức bộ máy chính quyền, bộ máy Đảng hoạch định chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn; Có kỹ năng xử lý tình huống trong xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước; Có khả năng tiếp thu các bài học được tổng kết từ thực tiễn để vận dụng vào công tác xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước trong hoạt động công vụ;
Cơ hội nghề nghiệp:
Người học ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước sau khi tốt nghiệp có đầy đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng làm việc tại các cơ quan, tổ chức; Làm chuyên viên tại các cơ quan Đảng, Nhà nước: Cán bộ chuyên trách trong các văn phòng Đảng ủy, các ban Đảng, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến cơ sở; Làm chuyên viên tham mưu, tư vấn, giúp việc trong các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp; Làm việc tại các đơn vị, cơ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân: Bộ phận xây dựng lực lượng, chính trị, tham mưu, …; Nghiên cứu, giảng dạy về Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước tại các Viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị;
Quản trị văn phòng
Thông tin – thư viện
Khối lượng kiến thức: 125 tín chỉ.
Đối tượng tuyển sinh:
Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo sinh viên đại học ngành Thông tin – thư viện có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học thông tin – thư viện; cùng kiến thức và thực tiễn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan; có kỹ năng thực hành; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo giải quyết những vấn đề thuộc chuyên môn nghiệp vụ góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành Nội vụ, Văn hóa – thông tin và kinh tế – xã hội của đất nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Kiến thức:
Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực thông tin – thư viện; đặc biệt là các nghiệp vụ cơ bản của khoa học thông tin – thư viện như: lựa chọn, thu thập, bổ sung nguồn tin, tổ chức xử lý, lưu giữ, phân tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm, dịch vụ và phân phối thông tin, tổ chức và bảo quản tài liệu theo phương pháp truyền thống và hiện đại; Có những tri thức về công nghệ thông tin, chuyên môn nghiệp vụ và vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn của cơ quan thông tin thư viện, cơ quan lưu trữ;
Kỹ năng:
Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; Có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền phù hợp với vị trí việc làm;
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các vị trí: Thư viện viên, chuyên viên thông tin – thư viện, lưu trữ tại các cơ quan thông tin tư liệu và thư viện, cơ quan lưu trữ, bộ phận thông tin – thư viện, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Chuyên viên quản lý thông tin – tài liệu, hồ sơ tài liệu tại các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp; Chuyên viên kiểm thử (tester), quản trị website… ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Giảng dạy, tư vấn về lĩnh vực thông tin – thư viện: xây dựng các mô hình thư viện; quản trị thông tin và thư viện, quản trị mạng thông tin.
Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo sinh viên ngành Quản lý văn hóa có kiến thức, tư duy lý luận về văn hóa và Quản lý văn hóa, nắm vững hệ thống lý thuyết, phương pháp và kỹ năng kỹ năng cơ bản về Quản lý văn hóa để quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, vận dụng được kiến thức, tư duy, kỹ năng và các phương pháp quản lý văn hóa được đào tạo vào việc nghiên cứu và ứng dụng trong hoạt động thực tiễn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Kiến thức:
– Nắm được các kiến thức chung về quản lý, quản lý văn hóa; lý giải vai trò của quản lý văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Vận dụng kiến thức quản lý các hoạt động văn hóa ở địa phương như quản lý lễ hội, quản lý các thiết chế văn hóa… Có khả năng nắm bắt các vấn đề chính trị – xã hội nảy sinh trong thực tiễn và đưa ra các phương hướng, giải pháp đề thực hiện;
– Có kiến thức về chính sách văn hóa. Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề về lý luận chung về chính sách văn hóa. Các chính sách về văn hóa ở Việt Nam qua các thời kỳ trên cơ sở so sánh với mô hình và chính sách văn hóa của một số nước trên thế giới;
– Có kiến thức Quản lý di sản văn hóa. Vận dụng để giải quyết các hoạt động khai thác, định giá trị, trưng bày, triển lãm và bảo quản các cổ vật, các di sản văn hóa. Đồng thời, có những biện pháp phát huy giá trị di sản văn hóa.
– Có năng lực, năng lực quản lý công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cộng đồng, năng lực quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa – nghệ thuật, năng lực xây dựng, điều hành, quản lý các chính sách và dự án văn hóa, năng lực tổ chức, quản lý các chương trình lễ hội và sự kiện nghệ thuật, năng lực marketing, truyền thông, thông tin cho lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật.
Kỹ năng:
– Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành quản lý văn hóa trong những bối cảnh khác nhau;
– Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực quản lý văn hóa;
– Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, văn phong hành chính; kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic, khoa học, phân tích đa chiều, đánh giá và phân tích định tính, định lượng vấn đề trong nghiên cứu văn hóa.
– Có kỹ năng giao tiếp xã hội, làm việc nhóm, có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền; tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược, chương trình hành động và những dự án về văn hóa và quản lý văn hóa.
Cơ hội nghề nghiệp:
– Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại Sở và Phòng Văn hóa- Thể thao – Du lịch, các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản lý di tích, quản lý lễ hội, các cơ quan thuộc các Bộ, Ngành có chức năng xây dựng chính sách văn hóa và tổ chức quản lý văn hóa;
– Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí, và các thiết chế văn hóa khác; làm việc tại bộ phận marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp;
– Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các công ty biểu diễn nghệ thuật, tổ chức sự kiện, mở các phòng tranh (gallery) hoặc làm việc như những nhân viên độc lập (freelance) cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.