Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Luật tại trường Đại học Nam Cần Thơ đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý ở Việt Nam và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lãnh vực pháp luật quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật có thể làm việc ở các doanh nghiệp, cơ quan thi hành và bảo vệ pháp luật hay các tổ chức nghiên cứu và tư vấn luật.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Kiến thức về sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật, vai trò của Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam;
- Kiến thức về các lĩnh vực pháp luật thương mại: chủ thể kinh doanh, thương mại hàng hoá và dịch vụ, đầu tư, cạnh tranh, phá sản, giải quyết tranh chấp thương mại, đất đai, môi trường, ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, thuế;
- Kiến thức về pháp luật dân sự và tố tụng dân sự: quyền sở hữu, tài sản, hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; thủ tục giải quyết việc dân sự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, thi hành án dân sự; pháp luật lao động và pháp luật về hôn nhân gia đình;
- Kiến thức cơ bản về pháp luật hình sự và tố tụng hình sự;
- Kiến thức cơ bản về pháp luật hành chính và luật tố tụng hành chính; về thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo; về luật sư và công chứng; thừa phát lại; về công vụ, cán bộ, công chức; lương và chế độ đãi ngộ của cán bộ, công chức; về trách nhiệm bồi thường nhà nước; về trách nhiệm hành chính;
- Có kiến thức về pháp luật quốc tế; tư pháp quốc tế; luật thương mại quốc tế; luật so sánh và các kiến thức pháp lý liên quan đến hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế – thương mại, văn hóa, ngoại giao.
Về kỹ năng
- Nhận thức, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý;
- Biết cách tra cứu các văn bản pháp luật, lựa chọn và áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn;
- Kỹ năng nghiên cứu và lập luận;
- Kỹ năng phân tích luật;
- Tự cập nhật các kiến thức pháp luật mới và thực tiễn áp dụng;
- Kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra ngành Luật có thể làm việc tại các bộ phận, cơ quan sau:
- Bộ phận quản trị và chuyên gia pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;
- Bộ phận thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật;
- Công chức trong các cơ quan nhà nước các cấp về lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Bộ phận nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật.
- Các cơ quan Nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp từ trung ương đến địa phương với với vai trò: cán bộ nghiên cứu, soạn thảo chính sách, dịch vụ công, tổ chức thực thi pháp luật. Có thể được bổ nhiệm các chức danh tư pháp trong các cơ quan kiểm sát, tòa án, thi hành án;
- Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng khối ngành luật;
- Tự thành lập hoặc tham gia các doanh nghiệp, tổ chức tư vấn và dịch vụ pháp lý.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.