Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 126 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh
Thí sinh tham gia tuyển sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Thí sinh có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
Ngoài những điều kiện trên đây, quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Luật Kinh tế của trường Đại học Luật Hà Nội được xây dựng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật kinh tế; bước đầu có định hướng chuyên sâu, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và thực hành. Sản phẩm của chương trình đào tạo là các cử nhân Luật Kinh tế có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, có kiến thức và năng lực để có thể nghiên cứu cũng như giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực pháp luật kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Yêu cầu về kiến thức:
- Kiến thức giáo dục đại cương gồm: sinh viên hiểu được kiến thức chung về chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tâm lý, quản lý, là nền tảng cho việc tiếp nhận tri thức về nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo đại học luật, kiến thức về tin học và một số lĩnh vực cần thiết khác để thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực pháp luật.
- Kiến thức ngành: sinh viên cũng được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật nói chung; kiến thức về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản cho phép sinh viên có khả năng áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội; kiến thức về pháp luật quốc tế.
- Kiến thức chuyên ngành cơ bản: sinh viên được tự chọn để nắm vững tri thức về một hoặc một số lĩnh vực pháp luật chuyên ngành (hợp đồng thương mại, dầu tư, tài chính doanh nghiệp, kinh doanh bảo hiểm, quản trị nhân sự,…).
Yêu cầu về kỹ năng:
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Kinh tế của trường Đại học Luật Hà Nội sẽ có cá kỹ năng cứng và kỹ năm mềm. Trong đó:
- Kỹ năng cứng gồm: kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề mang tính lý luận thuộc lĩnh vực pháp luật kinh tế; tư vấn thực hiện pháp luận kinh tế; tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến pháp luật kinh tế; phân tích các tình huống trong lĩnh vực pháp luật kinh tế và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huống đó; đàm phán và soạn thảo các văn bản có tính pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực pháp luật kinh tế.
- Kỹ năng mềm gồm: kỹ năng cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; lập kế hoạch công việc; giao tiếp, thuyết trình và bảo vệ quan điểm của mình; phối hợp với các đồng nghiệp; sử dụng ngoại ngữ thông dụng; ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật Kinh tế của trường Đại học Luật Hà Nội có thể đám nhận các vị trí có sử dụng đến kiến thức và kỹ năng đã học, bao gồm:
- Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực luật kinh tế tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các tổ chức phi chính phủ với tư cách nhà quản lý, cán bộ pháp lý, cán bộ pháp chế, luật sư nội bộ,…
- Tư vấn luật kinh tế cho các khách hàng tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tâm trọng tài thương mại, các tổ chức trong và ngoài nước.
- Giảng dạy nghiên cứu luật kinh tế tại các cơ sở đào tạo luật hoặc giảng dạy môn pháp luật đại cương và một số môn học khác thuộc lĩnh vực pháp luật tại các cơ sở giáo dục, đào tạo khác.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.