Trường Cao Đẳng Truyền Hình
Tọa lạc tại thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội, trường Cao đẳng Truyền hình đã có một bề dày lịch sử gần 60 năm (10/3/1956 – 10/3/2013).
Trường là cơ sở đào tạo công lập, trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam, nhà trường đã trở thành một cơ sở đào tạo có uy tín trong cả nước, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành phát thanh truyền hình nước nhà. Trường liên tục được xếp loại là “Đơn vị vững mạnh xuất sắc”.
Sinh viên của trường Cao đẳng truyền hình
Giới thiệu về trường Cao đẳng Truyền hình
Trường Cao đẳng Truyền hình, tiền thân là trường Công nhân kỹ thuật Phát thanh được thành lập ngày 10/3/1956 tại Đài Phát thanh Mễ Trì, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung cấp cho các đài truyền thanh, phát thanh trong cả nước. Ngày 10/3 hàng năm được chọn là ngày truyền thống của trường. Sau nhiều lần tách nhập, đổi tên, đổi cơ quan chủ quản và di chuyển địa điểm tới 6 lần qua nhiều địa bàn.
Trong 15 năm, trường đã đào tạo mới hàng ngàn công nhân kỹ thuật, bổ túc tay nghề cho hàng ngàn công nhân kỹ thuật bậc cao,… đáp ứng yêu cầu lịch sử của ngành phát thanh Việt Nam trong giai đoạn đó.
Logo của trường
Ngoài việc tiếp tục đào tạo công nhân kỹ thuật cung cấp cho Đài Tiếng nói Việt Nam, trường còn đào tạo các hệ công nhân kỹ thuật cung cấp cho ngành truyền hình như: công nhân sửa chữa máy thu hình, công nhân ánh sáng truyền hình, quay phim truyền hình, công nhân dựng cảnh truyền hình, công nhân hoá trang cho truyền hình,… Thời kỳ này trường đã đào tạo một lực lượng đông đảo công nhân kỹ thuật cung cấp cho Đài Truyền hình Việt Nam và khu vực.
Video giới thiệu về trường Cao đẳng Truyền hình
Sứ mệnh và tầm nhìn
- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ khác theo quy định trong lĩnh vực: Báo chí; Quay phim; Đạo diễn truyền hình; Kỹ thuật truyền hình; Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông; Tiếng Anh.
- Quyết định công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề cho các ngành nghề được đào tạo thuộc các bậc Cao đẳng, Trung học và Dạy nghề theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức nghiên cứu, biên soạn và hoàn thiện các đề cương, chương trình, giáo trình, các tài liệu giảng dạy theo đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung của các ngành nghề được đào tạo.
- Liên kết với các cơ sở liên quan tổ chức dạy nghề cho học sinh phổ thông nơi trường đóng trên địa bàn. Liên kết với các trường khác có điều kiện để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ở bậc cao hơn Cao đẳng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học trong lĩnh vực truyền hình.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hàng năm để đảm bảo đủ điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.
- Quản lý theo phân cấp về tổ chức cán bộ, hồ sơ, tài liệu, tài sản, tài chính của đơn vị theo quy định hiện hành của pháp luật và Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
- Đảm bảo tốt mối quan hệ giữa nhà trường và địa phương, thực hiện tốt các chế độ, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước quy định, góp phần giữ gìn tốt trật tự trị an – an ninh xã hội.
Trải nghiệm tại trường Cao đẳng Truyền hình
Đội ngũ giảng viên
Từ năm 2005 đến nay, nhà trường vừa ổn định tổ chức bộ máy vừa thực hiện các nhiệm vụ mà Đề án lên cao đẳng đã đưa ra, đó là nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo và đã đạt được những thành công nhất định. Số lượng giảng viên đi học cao học và nghiên cứu sinh tăng hàng năm, công tác bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho giảng viên được tổ chức thường niên.
Đội ngũ giảng viên của trường luôn được bổ sung và nâng cấp cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh lực lượng giảng viên kiêm chức đến từ các đài Phát thanh Truyền hình và các trường đào tạo có uy tín.
Cơ sở vật chất
Trang thiết bị chuyên dụng về sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng đáp ứng đủ nhu cầu thiết bị học thực hành cho sinh viên. Hệ thống thiết bị của nhà trường tương đương với một Đài truyền hình cấp tỉnh. Trong những năm gần đây, nhà trường tích cực đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đổi mới các chương trình đào tạo, đề cương môn học theo hướng sát với yêu cầu thực tế nhằm đáp ứng đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan báo chí, truyền thông trong cả nước.
Nguồn: Cao đẳng Truyền hình
Để lại đánh giá
Tổng quan
Tên trường | Trường Cao Đẳng Truyền Hình |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.