Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng một môi trường có khả năng đào tạo ra thầy, những người thợ lành nghề, có chuyên môn kỹ thuật cao.
Trường Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng là Trường Cao đẳng công lập mang tên vị anh hùng yêu nước Cao Thắng, có địa chỉ tại số 65 đường Huỳnh Thúc Kháng – Phường Bến Nghé – Quận 1 – Thành Phố Hồ Chí Minh. Có 3 hệ đào tạo tại trường: Cao đẳng kỹ thuật, Trung học kỹ thuật và Công nhân kỹ thuật bậc 3/7. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có tay nghề chuyên môn cao, dễ dàng xin việc. Trong đó có các ngành đào tạo chính như: cơ khí, cơ khí động lực, điện – điện lạnh, kỹ thuật điện tử,…. Và trong nhiều năm hoạt động trường đạt được nhiều thành tích rất đáng giá.
Lịch sử hình thành trường Cao đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng
Năm 1906 Trường Cơ Khí Á Châu được khởi đầu xây cất với một gian nhà lợp thiếc tại góc đường De lattre de Tassigry và đại lộ Hàm Nghi hiện nay. Là một trong những trường dạy nghề đầu tiên do thực dân Pháp lập ra ở Nam Kỳ với mục đích đào tạo chuyên viên kỹ thuật sơ cấp hải quân và một số ngành kỹ thuật khác đáp ứng nhu cầu của kinh tế và chính quyền đương thời.
Năm 1906 – 1952 trường có tên chính theo tiếng Pháp và các vị Hiệu trưởng của trường đều là người Pháp.
Từ năm 1952 đến nay trường đã trải qua 4 lần đổi tên Trường Trung Học Kỹ Thuật Đệ Nhị Cấp Cao Thắng, Trường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng, Trường Kỹ Thuật Cao Thắng. Và cuối cùng tên chính thức dùng cho hiện nay là Trường CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng.
Kỹ niệm 110 năm thành lập trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
Hoạt động sinh viên
Sinh viên được chú trọng đào tạo chuyên môn sâu, đa số sinh viên tốt nghiệp khi ra trường đều có tay nghề khá giỏi. Những doanh nghiệp thường khá tin tưởng vào trình độ của sinh viên trường. Ngoài ra nếu sinh viên tốt nghiệp chính quy sẽ có cơ hội được tuyển vào ĐH Bách Khoa TP HCM với chuyên ngành tương tự.
Trong quá trình học tập, sinh viên luôn được chú trọng vào thực hành, chứ không nhòi nhét lý thuyết như những nơi khác. Ngoài ra môi trường nơi đây còn tạo điều kiện cho sinh viên của họ khá nhiều cơ hội để phát triển, thể hiện tài năng cũng như làm động lực phấn đấu. Hằng năm trường đều tổ chức các cuộc thi, buổi hội thảo, hay khuyến khích sinh viên tham gia các cuộc thi do do TP tổ chức.
Cuộc thi lớn và chuyên nghiệp nhất là Cuộc thi Robot Sumo được tổ chức hằng năm, mọi sinh viên của CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng đều có quyền tham gia.
Để giúp đỡ sinh viên tham gia cuộc thi Robot sáng tạo ra những sản phẩm hiện đại và chất lượng nhất, các thí sinh sẽ được tham gia buổi hội thảo với chuyên đề lắp ghép robot với sự hướng dẫn của giáo sư Yinong Chen (trường đại học bang Arizona – Hoa Kỳ – ASU) và cộng sự. Nhờ vậy mà các tác phẩm dự thi của các bạn ấy được hoàn thiện nhanh chóng và hoạt động rất tốt.
Cuộc thi Robot Sumo 2016
Đội ngũ nhân sự
Tiêu chí để trường chọn giảng viên của mình là tiêu biểu trong chuyên môn, có đạo đức và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, tiêu biểu trong các hoạt động tình nguyện, tham gia tích cực cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Ngoài ra trường còn khuyến khích giảng viên có những sáng kiến nổi bật trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng phương pháp mới mang lại hiệu quả tốt cho HSSV trong quá trình học tập ở trường.
Lễ tuyên dương nhà giáo trẻ tiêu biểu của trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
Để tuyên dương các thầy cô tiêu biểu hàng năm trường đều tổ chức lễ Tri ân “Những Người khai sáng”. Đây là tấm gương sáng cho CB-GV trẻ của trường noi theo. Thầy và trò Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng sẽ tiếp tục phát huy phong trào “Dạy tốt, học tốt”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” hoàn thành tốt nhiệm vụ Nhà trường giao cho để trong thời gian tới, Nhà trường sẽ có thêm nhiều những tấm gương sáng được tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu.
Cơ sở vật chất
Trường có tổng cộng 6 khoa, mỗi khoa được chia làm những khu riêng biệt để hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu. Mỗi ngành sẽ có những xưởng riêng biệt, riêng khao Điện – điện lạnh đã có đến 15 xưởng chế tạo cùng nhiều máy móc hiện đại cần thiết.
Nơi nghiên cứu và chế tạo của sinh viên CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
Học sinh tiêu biểu
Tôn Đức Thắng: Vào năm 1915, khi đã lăn lộn trên đất Sài Gòn được vài năm, Bác đăng khí theo học tại trường Cơ khí Á Châu. Trong thời gian theo học tại trường, bác đã vận động rất nhiều bạn sinh viên tham gia phong trào yêu nước. Năm 1917, sau 2 năm hoạt động phong trào của bác bị tri quét, nên bác Tôn đành thôi học để tránh truy sát.
Nguyễn Tất Thành: Nơi đây là nơi hoạt động cuối cùng khi Bác xuống tàu phụ bếp để ra đi tìm đường cưu nước. Trước đó Bác đã đăng kí học tại đây để được đào tạo về ngành hàng hải, sau 3 tháng theo học thì Bác nghỉ ngang do có được cơ hội lớn cho chuyến đi cứu nước.
Và người Anh hùng Đoàn Văn Bơ.
Bác từng là sinh viên của trường
Điểm nổi bật
Chương trình Liên minh Giáo Dục Đại học ngành Kỹ thuật – Higher Engineering Education Alliance Program (HEEAP) đã tổ chức lễ trao 109 suất học bổng cho nữ sinh hệ cao đẳng, mỗi suất trị giá 6.5 triệu đồng cho tất cả các trừng cao đẳng.
Lễ nhận giải Olympic Tin học sinh viên Việt Nam lần thứ 25 của sinh viên Cao Thắng
Để gia tăng lượng sinh viên nữ tham gia học tại trường, nhiều chính sách được đưa ra để thu hút các bạn ấy, trong đó chính sách hấp dẫn nhất chính là giảm 50% học phí cho sinh viên kỹ thuật là nữ. Nhờ vậy, tổng số nữ sinh kỹ thuật theo học tại trường tăng dần hàng năm. Đến nay trường CĐKT Cao Thắng có 12 bạn nữ sinh được nhận học bổng ở các ngành điện, điện tử, tự động hóa, cơ khí, cơ điện tử có thành tích cao trong học tập và tích cực tham gia các phong trào của Nhà trường.
Gần đây nhất vào tháng 11 đội tuyển Olympic Tin học của trường đã lên đường dự thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam. Chung cuộc sinh viên CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng giành được 3 giải bao gồm 1 giải nhì và 2 giải khuyến khích.
A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học). A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh). B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học). C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý). D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh). D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh). D10 (Toán, Địa Lý, Tiếng Anh).
Công nghệ Kỹ thuật Điện tử truyền thông
Khối lượng kiến thức: 152 tín chỉ.
Đối tượng tuyển sinh:
Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo:
Sau 2 đến 3 năm, người đã tốt nghiệp ngành CNKT Điện tử, truyền thông (gồm 02 chuyên ngành: Điện tử viễn thông – Viễn thông và mạng máy tính) có khả năng:
Thành viên chủ chốt trong nhóm: Phụ trách các vấn đề về vận hành, sửa chữa và bảo trì kỹ thuật trong các hoạt động của lĩnh vực Điện tử, Viễn thông và Hệ thống mạng.
Thành viên chủ chốt trong nhóm: Phụ trách các vấn đề về thiết kế, thi công và giám sát kỹ thuật trong các hoạt động của lĩnh vực Điện tử, Viễn thông và Hệ thống mạng.
Thành viên chủ chốt trong nhóm: Phụ trách các vấn đề về tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, đề xuất và triển khai các giải pháp kỹ thuật, tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới trong các hoạt động của lĩnh vực Điện tử, Viễn thông và Hệ thống mạng.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề và phần mềm chuyên ngành để đo đạc kiểm tra trong bảo trì, lắp đặt các thiết bị và hệ thống Điện tử, Viễn thông và mạng máy tính.
Phân tích được về chức năng, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành, sửa chữa các thiết bị và hệ thống Điện tử, Viễn thông và mạng máy tính.
Thiết kế và thi công được các mạch điện tử ứng dụng đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chức năng của các thiết bị và hệ thống Điện tử, Viễn thông và mạng máy tính.
Vận dụng hiệu quả kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, làm việc nhóm, báo cáo, kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề, … vào hoạt động nghề nghiệp.
Vận dụng được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về khoa học xã hội vào hoạt động nghề nghiệp, thực hiện trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp.
Giao tiếp, đọc hiểu được tài liệu chuyên ngành Điện tử, Viễn thông và Hệ thống mạng bằng tiếng Anh.
Thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp theo đúng quy trình và áp dụng các tiêu chuẩn an toàn, quản lý, giám sát chất lượng, vệ sinh, … vào hoạt động nghề nghiệp.
Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt - cơ điện lạnh
A00 (Toán, Lý, Hóa);
A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh);
C01 (Toán, Văn, Lý);
D01 (Toán, Văn , Anh);
D07 (Toán, Hóa, Anh);
D90 (Toán, KHTN, Anh);
A02 (Toán, Lý, Sinh);
A16 (Toán, Văn, Khoa học tự nhiên).
Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ.
Đối tượng tuyển sinh:
Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo:
Sau khi làm việc từ 2 đến 3 năm, sinh viên có khả năng:
Là thành viên chủ chốt trong nhóm: phụ trách các vấn đề về lắp đặt (thi công), sản xuất, sửa chữa, vận hành, bảo trì, kiểm tra kỹ thuật trong các hoạt độngcủa lĩnh vực điện – điện tử.
Là thành viên chủ chốt trong nhóm: tư vấn kỹ thuật, tư vấn bán hàng các thiết bị điện – điện tử.
Là thành viên chínhtrong các hoạt động thiết kế của lĩnh vực điện – điện tử.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Sử dụng các trang thiết bị hiện đại để thực hiện được các đo đạc các thông số về điện đối với các mạch điện, thiết bị điện tử, thiết bị điện hạ áp.
Sử dụng thiết bị điện hạ áp.
Phân tích, thiết kế và thi công được các mạch điện tử ứng dụng cơ bản.
Vận dụng hiệu quả kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng trình bày vào hoạt động nghề nghiệp
Thực hiện trách nhiệm công dân và các qui tắc đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
Vận dụng được tiếng Anh trong các tình huống khác nhau.
Thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp: kỹ năng sử dụng các dụng cụ cầm tay, kỹ năng tổ chức, sắp xếp nơi làm việc, kỹ năng về quản lý thời gian, thực hiện các biện pháp an toàn.
Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Khối lượng kiến thức: 151 tín chỉ.
Đối tượng tuyển sinh:
Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo:
Làm trưởng nhóm bảo trì, lắp đặt, vận hành về cơ điện tử tại các doanh nghiệp.
Tổ chức và quản lý nhóm làm việc hiệu quả; tuân thủ tốt tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập suốt đời; sẵn sàng học tiếp các chương trình nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Sử dụng thành thạo các thiết bị đo và dụng cụ đồ nghề điện, điện tử, cơ khí.
Đọc, hiểu được các bản vẽ, catalogue chuyên ngành cơ điện tử bằng tiếng Anh.
Áp dụng được các kiến thức đại cương và kiến thức cơ sở ngành vào các hoạt động kỹ thuật công nghệ điện, điện tử trong phạm vi ứng dụng phù hợp với yêu cầu công việc.
Lắp đặt, vận hành tốt các thiết bị cơ điện tử.
Chuẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cơ điện tử.
Khai thác ứng dụng dùng: vi điều khiển 8 bit, PLC (S7-200, S7-300).
Sử dụng hiệu quả các phần mềm tin học văn phòng, các phần mềm chuyên dùng ngành cơ điện tử.
Lập kế hoạch, tổ chức, triển khai công việc.
Áp dụng đúng các biện pháp an toàn trong khi làm việc.
Vận dụng hiệu quả các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, giao tiếp, trình bày vấn đề kỹ thuật, báo cáo), biết tổ chức nơi làm việc, biết định vị bản thân để thể hiện vai trò của mình, và hòa nhập vào môi trường đa quốc gia.
Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí
Khối lượng kiến thức: 151 tín chỉ.
Đối tượng tuyển sinh:
Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc từ 2 đến 3 năm có khả năng:
Vận dụng kiến thức cơ sở ngành, kỹ năng kỹ thuật và các trang thiết bị/máy công cụ hiện đại trong chương trình đào tạo để thực hiện các hoạt động gia công cơ khí.
Áp dụng kiến thức toán học, tin học, khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào (giải quyết) các vấn đề thực tiễn trong kỹ thuật cơ khí.
Vận dụng các tiêu chuẩn đo lường/kiểm tra để thực hiện, phân tích, đánh giá các thí nghiệm.
Làm việc nhóm hiệu quả.
Xác định, phân tích và giải quyết những vấn đề trong gia công cơ khí.
Vận dụng kỹ năng truyền đạt (nói, viết, vẽ bản vẽ, lập bảng biểu) trong kỹ thuật và phi kỹ thuật; xác định và sử dụng tài liệu thích hợp.
Nhận thức tầm quan trọng việc học tập nâng cao trình độ (chuyên môn, tiếng Anh) và phát triển nghề nghiệp.
Tuân thủ và tôn trọng chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp và tự chịu trách nhiệm về chuyên môn.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ và không ngừng cải tiến công việc.
Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Khối lượng kiến thức: 148 tín chỉ.
Đối tượng tuyển sinh:
Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo:
Sau 2 đến 3 năm, người tốt nghiệp có khả năng:
Là thành viên chính trong lĩnh vực bảo dưỡng – chẩn đoán và sửa chữa ô tô.
Đảm trách các hoạt động dịch vụ và kinh doanh về lĩnh vực ô tô – máy động lực.
Là thành viên trong các nhóm thiết kế và cải tiến kỹ thuật của lĩnh vực ô tô và liên quan.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Vận dụng những kiến thức chuyên ngành để bảo dưỡng – sửa chữa và chẩn đoán ô tô – máy động lực.
Áp dụng kiến thức về toán học, khoa học và kỹ thuật vào công việc thực tiễn trong lĩnh vực ô tô.
Có kỹ năng sử dụng dụng cụ đồ nghề và các thiết bị chuyên dùng để kiểm tra, phân tích, đánh giá tình trạng kỹ thuật ô tô.
Làm việc nhóm hiệu quả.
Có khả năng phân tích, giải thích, lập luận để giải quyết vấn đề chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô.
Có khả năng giao tiếp một cách hiệu quả (nói, viết, đọc bản vẽ kỹ thuật, tra bảng thông số tiêu chuẩn) .
Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập để cải thiện, nâng cao trình độ chuyên môn và pháttriển nghề nghiệp.
Nhận thức được trách nhiệm về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ và không ngừng cải tiến để nâng cao hiệu quả công việc
Công nghệ Thông tin
Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ.
Đối tượng tuyển sinh:
Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, có đủ sức khoẻ để học tập và làm đầy đủ các thủ tục dự thi theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo:
Sau khi làm việc từ 2-3 năm trong chuyên ngành phù hợp với chuyên môn đào tạo, Sinh viên đã tốt nghiệp từ ngành Công nghệ thông tin có khả năng:
Là thành viên chủ chốt trong nhóm: phân tích, thiết kế, triển khai và quản trị hệ thống mạng của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Là thành viên chủ chốt trong nhóm: thiết kế, xây dựng và triển khai các dự án phát triển phần mềm.
Là thành viên chính trong hoạt động tư vấn kỹ thuật, tư vấn giải pháp tin học hóa trong cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Công Nghệ Thông Tin sinh viên sẽ làm được:
Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tuân thủ và tôn trọng chuẩn mực, đạo đức nghề nghiệp, chịu trách nhiệm với công việc của cá nhân.
Chọn lựa, áp dụng các kiến thức đại cương và kiến thức cơ sở của ngành đào tạo để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong công nghệ thông tin.
Có ý thức học tập và tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Dễ dàng tiếp cận công nghệ mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
Áp dụng một cách hiệu quả các kỹ năng mềm trong công việc như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày vấn đề kỹ thuật, viết báo cáo, tổ chức nơi làm việc, kỹ năng giải quyết vấn đề.
Đọc và hiểu tốt các tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Anh liên quan đến chuyên ngành công nghệ thông tin.
Sử dụng thành thạo ít nhất hai ngôn ngữ lập trình (C++/ C#/ PHP/ Java), ít nhất một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến (SQL Server, MySQL).
Lắp ráp, cài đặt các phần mềm và xử lý các sự cố thường gặp của máy tính.
Kế toán
A00: Toán – Lý – Hóa
A01: Toán – Lý – Anh
D07: Toán – Hóa – Anh
D01: Toán – Văn – Anh
C01: Toán – Văn – Lý
Ngoài ra, đối với một số trường sẽ xét tuyển thêm một vài khối như:
A02: Toán – Lý – Sinh
A04: Toán – Lý – Địa
B00: Toán – Hóa – Sinh
D10: Toán – Địa – Anh
Reviews
There are no reviews yet.