Học Viện Ngoại Giao Việt Nam
8
Khá
Học viện Ngoại Giao Việt Nam (website: dav.edu.vn)là ngôi trường hàng đầu về đào tạo ngoại giao và kinh tế quốc tế của Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại Giao.
Với hơn 56 năm hình thành và phát triển, Học viện Ngoại giao đã trở thành ngôi trường hàng đầu về đào tạo ngoại giao và kinh tế mà nhiều bạn trẻ hằng mơ ước. Học viện ngày càng chứng tỏ vị thế của mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế và các vấn đề ngoại giao quốc tế.
Intro học viện ngoại giao
Giới thiệu về Học viện Ngoại Giao
Học viện Ngoại giao (tên tiếng Anh: Diplomatic Academy of Vietnam), là trường đại học đào tạo chuyên ngành ngoại giao duy nhất ở Việt Nam, là cơ quan sự nghiệp tương đương cấp tổng Cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, cùng với Ủy ban Biên giới quốc gia, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Giới thiệu chung về Học Viện Ngoại Giao
Lịch sử hình thành
Học viện Ngoại giao có tiền thân là Khoa Quan hệ quốc tế đặt tại trường Đại học Kinh tế Tài chính, nhưng do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý. Khoa Quan hệ quốc tế lúc đó có 2 bộ môn: bộ môn Ngoại giao và bộ môn Ngoại thương, Chủ nhiệm Khoa là cán bộ do Bộ Ngoại giao bổ nhiệm.
- Năm 1964, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định tách Khoa Quan hệ quốc tế ra khỏi trường Đại học Kinh tế Tài chính để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao.
- Năm 1965, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chia Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương thành hai trường: Trường Đại học Ngoại giao và Trường Đại học Ngoại thương.
- Ngày 19 tháng 5 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 78/HĐBT về việc sáp nhập Trường Đại học Ngoại giao với Viện Quan hệ quốc tế để thành lập Viện Quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao.
- Ngày 1 tháng 8 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 279/CT về việc đổi tên Viện Quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao thành Học viện Quan hệ quốc tế.
- Ngày 23 tháng 6 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 82/2008/QĐ-TTg nâng cấp Học viện Quan hệ Quốc tế thành Học viện Ngoại giao, với cơ cấu tổ chức và chức năng của cơ quan cấp Tổng cục.
- Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 29/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định số 82/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao, theo đó thành lập Viện Biển Đông trực thuộc Học viện Ngoại giao.
- Ngày 24 tháng 12 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 75/2014/QĐ-TTG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao, theo đó thành lập Ban Đào tạo trực thuộc Học viện Ngoại giao.
Tầm nhìn, sứ mệnh
Học viện Ngoại giao triển khai nhiều chương trình đào tạo về quan hệ quốc tế với xu hướng đào tạo đa ngành từ bậc đại học (chương trình chuẩn, chương trình chất lượng cao, đào tạo liên kết với nước ngoài) cho đến bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngoại giao luôn được đánh giá cao bởi trình độ ngoại ngữ, chuyên môn và khả năng thích ứng nhanh với môi trường công việc đa dạng và bối cảnh toàn cầu hóa.
Hoạt động sinh viên
Sinh viên của Học viện Ngoại Giao không chỉ có chăm chỉ học tập mà còn tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa của Đoàn – Hội và các hoạt động xã hội. Trường có nhiều câu lạc bộ như câu lạc bộ nhiếp ảnh, câu lạc bộ võ Vovinam, câu lạc bộ yêu sách,.. Bên cạnh đó còn có rất nhiều hoạt động khác diễn ra như ngày hội đổi sách, ngày hội ra mắt câu lạc bộ Club Fair, các cuộc thi học thuật,…
Ngoài ra còn có chương trình Mùa hè xanh của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao là chương trình tập trung vào chuỗi hoạt động tình nguyện ngay tại Học viện và các địa điểm lân cận mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho cộng đồng.
Các bạn sinh viên tham gia ngày hội ra mắt câu lạc bộ Club Fair
Học viện có quan hệ hợp tác với hơn 80 viện nghiên cứu, trường đại học trên thế giới. Ngoài ra, Học viện là thành viên tích cực của nhiều mạng lưới nghiên cứu trong khu vực và trên thế giới như Mạng lưới các Viện Nghiên cứu chiến lược của ASEAN (ASEAN – ISIS), Mạng lưới Nghiên cứu Đông Á (NEAS), Mạng lưới các Viện Nghiên cứu Đông Á (NEAT), Hội đồng Hợp tác An ninh Châu Á – Thái Bình Dương (CSCAP),…
Cán bộ của Học viện thường xuyên tham gia các cuộc toạ đàm, hội thảo, hội nghị quốc tế được tổ chức ở nước ngoài. Hằng năm Học viện đón và làm việc với khoảng 60 đoàn học giả, chính khách quốc tế, tham gia khoảng 60 Hội thảo quốc tế.
Phòng Hợp tác Quốc tế thuộc Văn phòng Học viện Ngoại giao thực hiện chức năng là đầu mối của Học viện trong hợp tác đào tạo, nghiên cứu, học thuật với các trường đại học, học viện, viện, trung tâm nghiên cứu và các tổ chức liên Chính phủ, phi Chính phủ trong và ngoài nước.
Một clip của các bạn sinh viên Học Viện Ngoại Giao
Đội ngũ giảng viên
Học viện có tổng số 211 cán bộ và dự kiến sẽ kiện toàn đội ngũ nhân sự với tổng số 350 người. Các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy của Học viện phần lớn có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và được đào tạo ở nước ngoài. Hiện có 11 phó giáo sư, 19 tiến sỹ, 59 thạc sỹ của Học viện đang tham gia giảng dạy và nghiên cứu về các lĩnh vực: chính trị quốc tế và ngoại giao, luật quốc tế, kinh tế quốc tế, ngoại ngữ, truyền thông và văn hóa đối ngoại.
Thủ tướng Phạm Bình Minh chụp hình cùng cán bộ và sinh viên Học Viện Ngoại Giao
Cơ sở vật chất
Phòng học, giảng đường được nâng cấp và trang bị đầy đủ với máy chiếu, bàn ghế phục vụ học tập, giáo trình, tài liệu được tăng cường, thiết bị thực hành thí nghiệm, phòng máy vi tính và các phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập được trang bị khá đầy đủ, đồng bộ, hiện tại, đáp ứng yêu cầu hiện tại của trường.
Thành tựu
Nhằm tăng cường chất lượng đào tạo, Học viện hợp tác với một số Trường Đại học trên thế giới như Đại học Lyon III (Pháp), mời các giáo viên nước ngoài vào giảng dạy ngoại ngữ, các vấn đề về chính sách đối ngoại châu Âu, Hoa Kỳ,… Cho đến năm 2010, Học viện đã tuyển sinh 37 khóa đại học chính quy với khoảng 5000 sinh viên, 23 khóa trung cấp với gần 2500 sinh viên và 10 khóa cao học với tổng số 369 học viên, 1 khóa tiến sỹ với 10 học viên, 12 khóa đào tạo hệ tại chức và 5 khóa văn bằng II.
Bên cạnh đó, trường còn nhận được nhiều danh hiệu cao quý khác:
- Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1994).
- Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 1999).
- Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 2004).
- Huân chương Hồ Chí Minh (2009).
Cựu sinh viên nổi bật
Bên cạnh chất lượng đào tạo thì Học viện Ngoại giao còn là cái nôi sản sinh ra rất nhiều nhiều gương mặt nổi tiếng và xinh đẹp. Những cựu sinh viên tiêu biểu phải kể đến như Vân Hugo, ca sĩ Uyên Linh, diễn viên Mai Thu Huyền, MC Quang Minh, MC Lê Anh,…
Vân Hugo
Ngay từ năm thứ nhất, Vân Hugo là gương mặt nổi bật của Học viện Ngoại giao khi tích cực tham gia vào các hoạt động của trường. Song song với việc học, cô nàng còn làm cộng tác cho nhiều gameshow truyền hình như Chúc bé ngủ ngon, Tạp chí tuổi đời mênh mông và đặc biệt là vai Minh trong serie phim đình đám một thời Nhật ký vàng anh. Ngoài ra, Vân Hugo còn tham gia các bộ phimVòng nguyệt quế, Nhà có nhiều cửa sổ, Phía cuối cầu vồng,…
Vân Hugo
Diễn viên Mai Thu Huyền
Xuất thân từ trường Đại học Ngoại giao nhưng Mai Thu Huyền lại nổi tiếng với vai trò diễn viên kể từ sau thành công của bộ phim Những ngọn nến trong đêm. Thời sinh viên, cô cũng là một trong những gương mặt sáng giá của trường.
Diễn viên Mai Thu Huyền
MC Quang Minh
BTV Quang Minh từng vinh dự nhận danh hiệu “Người dẫn chương trình truyền hình được yêu thích nhất do khán giả bình chọn” và được nhiều tờ báo lớn tôn vinh. Anh cũng là gương mặt quen thuộc của bản tin Thời sự lúc 19h của Đài truyền hình Việt Nam.
MC Quang Minh
Nguồn: Học viện Ngoại Giao
Để lại đánh giá
Tổng quan
Tên trường | Học Viện Ngoại Giao Việt Nam |
Địa chỉ
Học Viện Ngoại Giao Việt Nam 69 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.