Học viện Ngân hàng (website: hvnh.edu.vn) có lịch sử phát triển lâu dài, chất lượng cơ sở vật chất và giảng dạy được đầu tư hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên theo học tại trường.
Được thành lập từ năm 1961, Học viện Ngân hàng đã và đang nỗ lực trong công tác xây dựng và phát triển, với mong muốn tạo môi trường tốt nhất cho sinh viên học tập, trở thành nguồn lực lao động hữu ích cho đất nước.
Với bề dày lịch sử lâu đời, Học viện Ngân hàng đã đào tạo và tích lũy được nhiều sinh viên ưu tú cũng như đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và có tâm với nghề.
Học viên Ngân Hàng
Học viện Ngân hàng được thành lập ngày 09/02/1998, theo Quyết định số 30/1998/QĐ – TTg Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng.
Trong giai đoạn hơn 10 năm, Học viện Ngân hàng đã phát triển không ngừng, trường đã nỗ lực tìm kiếm và mở rộng các hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế thông qua các chương trình trao đổi giảnh viên, sinh viên, liên kết đào tạo với nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và chuyển giao công nghệ của Học viện Ngân hàng trong giai đoạn này đã tạo nên động lực nâng cao chất lượng đào tạo và đóng góp có hiệu quả cho nền kinh tế.
55 Năm hình thành và phát triển Học viện Ngân Hàng (Nguồn: Youtube – Banking Academy)
Sứ mệnh
Học viện Ngân hàng là trường Đại học thực hiện đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế ứng dụng và quản trị kinh doanh với trọng điểm là lĩnh vực tài chính Tài chính – Ngân hàng, góp phần phát triển và hoàn thiện đất nước.
Tầm nhìn
Vào năm 2020, Học viện Ngân hàng sẽ là trường đại học đa ngành, định hướng nghề nghiệp – ứng dụng; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản của trường đại học; trở thành trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng của Việt Nam.
Hoạt động của sinh viên
Các Câu lạc bộ (CLB) của sinh viên tại Học viện Ngân hàng được hoạt động dưới định hướng của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Học viện, trong đó Hội Sinh viên đóng vai trò thường trực.
Hiện nay, Hội Sinh viên Học viện Ngân hàng với sự hỗ trợ của Đội Cộng tác viên Ban chấp hành Hội Sinh viên Học viện Ngân hàng (Blue Wings) trực tiếp quản lý ba loại hình: CLB, Đội và Liên Chi hội; trong đó số lượng CLB là 24, số lượng đội là 2 và số lượng Liên Chi hội là 8.
Ngoài ra, Học viện còn một số các CLB của sinh viên khác chưa trực thuộc sự quản lý của Hội Sinh viên.
Các CLB tại HVNH được tổ chức theo 3 cụm chính, đó là Cụm Học thuật, Cụm kỹ năng và Cụm tình nguyện – sở thích. Mỗi Cụm có ban chấp hành riêng, cùng Đội Cộng tác viên ban chấp hành Hội sinh viên Học viện Ngân hàng (Blue Wings) hỗ trợ cho Ban Chấp hành HSV thực hiện tốt chức năng quản lý các đơn vị trong Hội. Nếu như năm 2006, Học viện Ngân hàng mới chỉ có 1 CLB hoạt động thì đến năm nay đã có 35 CLB/Đội/Liên chi hội. Dưới đây là một số thông tin của các đơn vị trực thuộc Hội sinh viên
Sinh viên nhảy Flashmob chào mừng 55 năm thành lập trường
Sinh viên tham gia hoạt động Teambuilding
Sinh viên toàn trường tham gia hoạt động hiến máu
Đội ngũ giảng viên
Học viện Ngân hàng có đội ngũ 520 giảng viên có trình độ chuyên môn cao được đào tạo tại các trường danh tiếng trong nước và trên thế giới. HVNH có 11 giáo sư, phó giáo sư, hơn 400 Thạc sĩ, Tiến sĩ trong đó 61% giảng viên được đào tạo sau đại học tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Đối với chương trình Chất lượng cao:
+ Các giảng viên giàu kinh nghiệm của Học viện Ngân Hàng
+ Các giảng viên là các giáo sư, tiến sỹ của một số Trường Đại học có uy tín trên thế giới
+ Các nhà quản lý từ các cơ quan, doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn quy định của Học viện Ngân Hàng.
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của Trung tâm thực hành được trang bị khang trang và hiện đại với toà nhà 5 tầng bao gồm:
– 08 phòng máy tính đào tạo thực hành.
– 08 phòng chức năng.
– Tổng diện tích sử dụng 1335m2.
– 02 phòng đào tạo Ngoại ngữ (Lab) mỗi phòng có 42 trạm học viên.
Mỗi phòng máy tính đều được trang bị trên 35 máy tính cấu hình cao kết nối mạng nội bộ và mạng Internet tốc độ cao với đường thuê bao riêng LeaseLine sử dụng các thiết bị mạng hiện đại của Cisco, 3COM, HP và IBM cùng với các thiết bị trợ giảng chuyên dụng như máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, digital camera.
Thư viện điện tử hiện đại
Phòng học được trang bị hiện đại có điều hoà, máy chiếu, âm thanh tốt, phục vụ lên tới hơn 70 người/phòng.
Hệ thống phòng học có trang bị thiết bị hội thảo truyền hình có thể phục vụ đào tạo trực tuyến, hội thảo từ xa do dự án Giáo dục Đại học Bộ Giáo dục & Đào tạo trang bị.
Thành tựu
Đánh giá cao công lao đào tạo đội ngũ cán bộ cho nền kinh tế quốc dân và ngành tài chính – nhân hàng, Học viện Ngân hàng đã được Đảng và Nhà nước trao tặng:
– Huân chương Lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì và Huân chương Độc lập Hạng Nhì, Hạng Ba cho Học viện Ngân hàng.
– Huân chương Lao động Hạng Hạng Nhất, Hạng Nhì cho Phân viện Bắc Ninh.
– Huân chương Lao động Hạng Hạng Nhì, Hạng Ba cho Phân viện Phú Yên.
– Huân chương Lao động Hạng Nhì cho CSĐT Sơn Tây.
– 18 Huân chương Lao động các hạng cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên của Học viện qua các thời kỳ công tác.
Cựu sinh viên nổi bật
TS. Nguyễn Văn Khách – Phó Chủ Tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia: Ông hiện tại đang công tác tại Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và là cựu sinh viên Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng (Học viện Ngân hàng hiện nay) khóa III (1980 – 1984).
Ông Đỗ Mạnh Hùng – Tổng Giám đốc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: hiện giữ chức Tổng Giám đốc Co – op Bank và là cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán, Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng (Học viện Ngân hàng hiện nay) khóa II (1979 – 1983).
Ông Phạm Mạnh Thắng – Phó tổng giám đốc Vietcombank: một trong những Cựu sinh viên xuất sắc của Học viện Ngân hàng niên khóa 1981 – 1985.
Ngoài ra, trường còn nhiều cựu sinh viên tiêu biểu khác.
Học viện Ngân hàng áp dụng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
– Xét tuyển dựa trên kỳ thi THPT Quốc gia:
Mọi đối tượng trên toàn quốc có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (hệ tập trung, hệ giáo dục thường xuyên), trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.
Tổ hợp xét tuyển:
A00 (Toán, vật Lí, Hóa học)
A01 (Toán, vật Lí, tiếng Anh)
D01 (Toán, ngữ Văn, tiếng Anh)
D07 (Toán, Hóa học, tiếng Anh)
– Xét tuyển căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông & năng lực ngoại ngữ.
Mục tiêu đào tạo:
Chương trình được thiết kế để đào tạo và cung ứng nhân lực trình độ cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp chương trình có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp ở mức cơ bản, có khả năng làm việc độc lập và sáng tạo.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Kiến thức:
Kiến thức về kinh tế – xã hội, hoạt động doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, quản trị các nguồn lực phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp có hoạt động gắn liền hoặc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Kiến thức để tham gia các hoạt động nghiên cứu, hoạch định chính sách trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Chuyên viên các văn phòng đại diện thương mại của nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan ngoại giao, cơ quan thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;
Chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách thương mại quốc tế tại các cơ quan quản lý Nhà nước;
Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Chuyên viên Thanh toán quốc tế tại các NHTM.
Luật kinh tế
A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) và C00 (Văn, Sử, Địa).
Ngôn ngữ Anh
Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
Khối D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
Khối D07: Toán, Hóa Học, Tiếng Anh
Khối D08: Toán, Sinh Học, Tiếng Anh
Khối D09: Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh
Khối D10: Toán, Địa Lý, …
Kế toán
A00: Toán – Lý – Hóa
A01: Toán – Lý – Anh
D07: Toán – Hóa – Anh
D01: Toán – Văn – Anh
C01: Toán – Văn – Lý
Ngoài ra, đối với một số trường sẽ xét tuyển thêm một vài khối như:
A02: Toán – Lý – Sinh
A04: Toán – Lý – Địa
B00: Toán – Hóa – Sinh
D10: Toán – Địa – Anh
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.