Thời gian đào tạo: 4,5 năm
Khối lượng kiến thức: 168 tín chỉ (bao gồm 13 tín chỉ giáo dục an ninh quốc phòng và giáo dục thể chất).
Đối tượng tuyển sinh:
Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trúng tuyển kỳ thi đại học khối A, A1 theo qui chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu của Chương trình giáo dục đại học chính quy ngành Điện tử, Truyền thông, chuyên ngành Hệ thống nhúng và điều khiển tự động (Embedded Systems and Automatic Control) là trang bị cho người học:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu hoạt động trong khu vực kinh tế xãhôị và an ninh, quốc phòng.
- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc trong lĩnh vực Điện tử, Truyền thông.
- Có năng lực tham gia xây dựng và phát triển hệ thống điện tử, viễn thông, thiết kế chế tạo các sản phẩm điện tử, hệ thống nhúng và hệ thống PLC, phục vụ ngành Cơ yếu nói riêng và xã hội nói chung trong bối cảnh phát triển rất nhanh của ngành Điện tử, Truyền thông.
- Kỹ năng xã hội cần thiết, khả năng tự học, tự nghiên cứu để thành công trong cuộc sống và nghề nghiệp.
Chương trình giáo dục đại học chính quy ngành Điện tử, Truyền thông, chuyên ngành Hệ thống nhúng và điều khiển tự động được xây dựng trên cơ sở khung chương trình đào tạo ngành Điện tử, Truyền thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với sự tham khảo chương trình khung của một số trường đại học trong và ngoài nước
Chuẩn đầu ra:
Về kiến thức chuyên môn
- Kiến thức giáo dục đại cương
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Có khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán học, vật lý để tính toán, mô phỏng các hệ thống Điện tử, Truyền thông; các quá trình thiết kế và chế tạo sản phẩm trong lĩnh vực Điện tử, Truyền thông.
- Tiếng Anh đạt trình độ tương đương Toeic 400.
Kiến thức cơ sở ngành
Khả năng áp dụng kiến thức cốt lõi ngành (lý thuyết mạch, linh kiện điện tử, điện tử tương tự, điện tử số, vi xử lý, tín hiệu và hệ thống, …) kết hợp với khả năng khai khác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại (công cụ mô phỏng, trợ giúp thiết kế, công cụ thiết kế mạch in điện tử) để thiết kế và đánh giá các thiết bị, hệ thống Điện tử, Truyền thông.
Kiến thức chuyên ngành
- Khả năng thiết kế, phát triển các hệ thống nhúng sử dụng các bộ vi xử lý, vi điều khiển, DSP, FPGA, …
- Phát triển hệ thống điều khiển PLC, mạng truyền thông công nghiệp.
- Có kiến thức nền tảng về các hệ thống mạch vi điện tử mật độ tích hợp rất cao (VLSI): vi mạch số, vi mạch tương tự,… dùng trong các thiết bị điện tử dân dụng và chuyên dụng.
Về kỹ năng nghề nghiệp
Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
- Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật.
- Khả năng lập kế hoạch và tổ chức công việc.
- Khả năng nghiên cứu, thử nghiệm và khám phá tri thức.
- Tính năng động, sáng tạo và kỷ luật.
- Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
- Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp ra trường các kỹ sư chuyên ngành Hệ thống nhúng và điều khiển tự động, ngành Điện tử, Truyền thông có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
- Giảng dạy các môn liên quan đến ngành Điện tử, Truyền thông tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
- Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Điện tử, Truyền thông tại các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của các tập đoàn điện tử như SAMSUNG, LG, Viettel, …
- Làm việc tại các bộ phận thiết kế, bảo trì các hệ thống điện tử trong công nghiệp, dân dụng và chuyên dụng của các công ty và tổ chức trong và ngoài nước.
- Làm việc trong các lĩnh vực chuyên sâu về thiết kế các hệ thống nhúng, thiết kế hệ thống điều khiển công nghiệp và thiết kế vi mạch cho các công ty, tổ chức và các Viện nghiên cứu.
Reviews
There are no reviews yet.