Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM (website: hcmussh.edu.vn) là một trường đại học công lập chiếm được sự tín nhiệm của rất nhiều bạn trẻ, là ước mơ của nhiều học sinh từ thời còn trên ghế nhà trường.
Nói đến đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, người ta thường nghĩ ngay đến một ngôi trường với khuôn viên đẹp, giảng viên pro, sinh viên thì siêu chất. Bên cạnh đó, ngôi trường này cũng được biết đến với thực trạng “mất cân bằng giới tính nghiêm trọng”, khi mà nam sinh ngày càng trở nên “hiếm có khó tìm”. Điểm khác biệt lớn nhất mà các HCMUSSH – ers luôn tự hào là môi trường học tập đa văn hóa, đa sắc tộc với sinh viên mang những nét đặc trưng đến từ khắp nơi trên thế giới.
Ngôi trường đại học nổi tiếng nhất nhì khu vực phía Nam
Lịch sử hình thành trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM
Với tuổi đời gần 60 năm hình thành và phát triển, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xứng đáng là một trong những “cây đại thụ” trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam. Trường được thành lập ngay sau hiệp định Genève 1954, trên cơ sở Đại học Văn khoa ở Hà Nội, và sau đó được tái lập ở Sài Gòn vào tháng 11 năm 1955 với tên gọi là Trường Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp và là trường thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn.
Trải qua vài lần đổi tên nữa, đến 30-3-1996, trường chính thức mang tên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 1233/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Video giới thiệu về trường đăng trên HCMUSSH Channel
Hiện nay, trường đào tạo các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và các khóa đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu nhân nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Cơ cấu ngành đào tạo của trường được xác lập theo định hướng nghiên cứu; củng cố và nâng cao chất lượng các ngành học cơ bản – truyền thống song song với việc chú trọng phát triển các ngành học ứng dụng – hiện đại; thực hiện quy mô hợp lý, cân đối giữa các phương thức và loại hình đào tạo.
Bên cạnh việc tiên phong khai mở ra những ngành đào tạo mới như: Việt Nam học, Đông phương học, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Đô thị học, Ngữ văn Tây Ban Nha, Ngữ văn Ý…, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn còn tự hào là đơn vị dẫn đầu cả nước về việc thu hút sinh viên và học viên quốc tế với trên 300 học viên và sinh viên nước ngoài đến từ 73 quốc gia và vùng lãnh thổ học tập toàn thời gian và trên 2.500 lượt học viên, sinh viên đến học tập, nghiên cứu ngắn hạn hàng năm.
Khoa Hàn quốc học – một trong những khoa nhiều sinh viên ngoại quốc của trường
Bên cạnh việc đào tạo đa ngành, HCMUSSH không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chú trọng các hoạt động liên kết quốc tế nhằm làm cầu nối đưa kiến thức tiên tiến từ nước ngoài áp dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam.
Sứ mệnh
Trường ĐHKHXH&NV là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao; là đơn vị giáo dục uy tín với chương trình đào tạo tiên tiến nhằm cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao và có bản sắc riêng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời cung cấp các sản phẩm khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách xã hội; góp phần tạo dựng vị thế Khoa học xã hội và Nhân văn của Việt Nam trong khu vực.
Tầm nhìn
Trường ĐHKHXH&NV là trường đại học định hướng nghiên cứu, đang từng bước tiến đến đại học nghiên cứu theo mô hình hiện đại của các trường đại học tiên tiên trên thế giới; là đơn vị giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học về các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn của Việt Nam nói riêng và khu vực châu Á nói chung.
Hoạt động của sinh viên
Trường luôn nằm trong top các trường có phong trào sinh viên sôi nổi nhất không chỉ trong TP HCM mà còn trên cả nước. Ít ai biết HCMUSSH là cái nôi của Chiến dịch Xuân tình nguyện – phong trào tình nguyện nay đã trở nên phổ biến trong cả nước mà thời sinh viên ai nấy đều mong muốn được trải nghiệm ít nhất một lần. Bên cạnh đó, Đoàn hội Nhân văn cũng thường xuyên tổ chức các chiến dịch tình nguyện, talk – show, cuộc thi, đêm nhạc hoành tráng thu hút hàng ngàn sinh viên tham dự.
Nghi thức truyền lửa trong Hội trại Du lịch lần III năm 2016
Nhiều câu lạc bộ như Phóng viên trẻ, Văn minh học đường, Lửa tâm, Đội văn nghệ xung kích,.. mở ra nhằm giúp các bạn học tập thêm kĩ năng và theo đuổi đam mê. HCMUSSH còn là nơi mà lễ hội văn hoá các ngành học đã trở thành bản sắc với Lễ hội văn hoá Đông phương, Ngày hội Việt Nam học, Ngày hội nhân học, Ngày hội Xã hội học, Ngày hội văn hoá Tây Ban Nha hay Điểm hẹn văn hoá nhân văn.
Đội ngũ nhân sự
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường. Với phương châm quan tâm đúng mức cả về đội ngũ giảng viên lẫn chuyên viên và cán bộ quản lí, HCMUSSH đã và đang thực hiện nhiều biện pháp triệt để từ khâu tuyển dụng đến đào tạo nằm nâng cao cả chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng lẫn đạo đức nghề nghiệp của cán bộ viên chức.
Theo báo cáo thống kê năm 2014, đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy gồm 3 giáo sư, 41 phó giáo sư, 190 tiến sĩ, 400 thạc sĩ – một minh chứng hết sức sống động cho thành công của công tác chuẩn hóa trình độ giảng viên. Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, trường còn khuyến khích cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu khoa học cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Cơ sở vật chất
*Trường hiện có hai cơ sở:
– Cơ sở 1: số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q1, diện tích 1,2 ha.
– Cơ sở 2: Linh Trung, Thủ Đức, rộng trên 23 ha.
Cơ sở đào tạo Đinh Tiên Hoàng đang được sử dụng có hiệu quả. Trường có kế hoạch đẩy nhanh việc xây dựng Linh Trung thành cơ sở đào tạo hiện đại, có các khu chức năng như nhà làm việc, giảng dạy, nghiên cứu, thư viện, khu phức hợp thể dục thể thao, dịch vụ,… nằm trong khu quy hoạch rộng hơn 700 ha của Đại học Quốc gia TP HCM.
Kí túc xá
Sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ ở trong khu vực kí túc xá chung của Đại học Quốc gia. Nằm trên địa bàn giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, ký túc xá ĐHQG-HCM có diện tích 42,08 ha, gồm khu A và B với 49 tòa nhà từ 5 đến 16 tầng. Trong năm học 2016-2017, ký túc xá trở thành ngôi nhà chung của 30.000 sinh viên cùng sinh hoạt và học tập.
Ngoài việc được xây dựng khang trang, ký túc xá còn có rất nhiều những điểm cộng, chẳng hạn có căn tin phục vụ từ sáng đến chiều, nhà ăn và các quán giải khát nhỏ nằm rải rác, có chỗ gửi xe ở mỗi khu, dịch vụ giặt quần áo. Ngoài ra, sinh viên có thể dễ dàng tìm thấy những dịch vụ phục vụ nhu cầu học tập và giải trí khác như quán photo, quán karaoke, cafe wifi, chợ đêm, sân bóng đá,.. gần đó.
Giao thông cũng cực kì thuận tiện với các tuyến xe bus hoạt động thường xuyên, đơn cử như ở khu B có bus số 33, 53, 99. Bạn nào có nhu cầu đi lại sau 21h 30 thì cũng không phải lo vì đã có dịch vụ xe đưa đón sinh viên từ khu A sang khu B và ngược lại, hoạt động từ 21 giờ 30 đến 23 giờ 00 các ngày trong tuần (kể cả Chủ nhật), thời gian giãn cách 20 – 30 phút/1 chuyến.
Thành tựu
Với phương châm hoạt động Giáo dục toàn diện – Khai phóng – Đa văn hóa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đào tạo nhiều lớp cử nhân, thạc sĩ có chuyên môn cao, kĩ năng tốt đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Tính riêng từ năm 1975 đến nay trường đã cung cấp cho đất nước một đội ngũ trí thức đông đảo với hơn 60.000 cử nhân, trên 5.000 thạc sĩ và trên 500 tiến sĩ về các ngành KHXH&NV. Những đóng góp và thành tích xuất sắc suốt những năm qua ấy đã được đền đáp xứng đáng khi trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM vinh dự liên tục nhận các danh hiệu thi đua, khen thưởng cao quý:
♦ Danh hiệu thi đua :
– Tập thể lao động xuất sắc năm 2006
– Tập thể lao động xuất sắc năm 2007
– Tập thể lao động xuất sắc năm 2008
– Tập thể lao động xuất sắc năm 2009
– Tập thể lao động xuất sắc năm 2010
– Tập thể lao động xuất sắc năm 2011
– Tập thể lao động xuất sắc năm 2012
– Tập thể lao động xuất sắc năm 2013
♦ Thành tích khen thưởng :
– Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2011
– Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2003
– Huân chương Lao động hạng Ba năm 2000
– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2007
– Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2004, 2006, 2009
– Bằng khen của Bộ Công an năm 2014
Cựu sinh viên nổi bật
Được mệnh danh là “nơi tập hợp những con người xuất sắc”, trường đã đào tạo ra nhiều lớp sinh viên tài năng, những người đã và đang đóng góp không ngừng nghỉ cho sự phát triển của đất nước về nhiều lĩnh vực, từ các chính trị gia đang nắm giữ nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy nhà nước đến những người nổi tiếng trong showbiz Việt.
Người đầu tiên phải kể đến là Lan Khuê – Hoa khôi Áo dài, Top 11 Miss World, Giải vàng Siêu mẫu Việt Nam 2013, Huấn luyện viên The Face Vietnam mùa 1.
Lan Khuê tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ Văn Đức tại HCMUSSH
Một cựu học sinh rất thành công nữa là BTV Hoài Anh – một trong những gương mặt MC sáng giá nhất của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP HCM.
BTV Hoài Anh là cựu sinh viên ngành Nhật Bản – khoa Đông phương học
Cử nhân ngành Thông tin học, chương trình giáo dục Thư viện – Thông tin học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức tổng quát về khoa học xã hội và hành vi và khoa học nhân văn;
Kiến thức nền tảng về việc thu thập, xử lý, tổ chức, khai thác nguồn tài nguyên thông tin và cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu và kiến thức công nghệ thông tin;
Kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lý hoạt động thông tin-thư viện trong các thư viện, cơ quan thông tin hoặc các tổ chức khác;
Kiến thức bổ trợ: tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng,…
Cử nhân ngành Thông tin học, chương trình giáo dục Thư viện – Thông tin học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
Các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản: thu thập, xử lý, khai thác, cung cấp và tư vấn thông tin;
Kỹ năng giao tiếp;
Kỹ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;
Kỹ năng tự nghiên cứu và tự học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng mà trường đã đào tạo
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Thông tin học, chương trình giáo dục Thư viện – Thông tin học có thể làm việc trong các lĩnh vực, vị trí công việc sau đây:
– Nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu…;
– Chuyên gia thông tin – thư viện và quản trị thông tin trong: các lọai hình thư viện, cơ quan thông tin, tổ chức tư vấn, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, các tổ chức kinh tế, cơ quan truyền thông,…
Công tác xã hội
A00: Toán, Lý, Hoá
A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
C00: Văn, Sử, Địa
Đông phương học
A01 (Toán, Vật lý, tiếng Anh): C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý); D01 (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh); D15 (Ngữ văn, Địa lý, tiếng Anh)
Quan hệ quốc tế
Khối D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh) Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
Cử nhân ngành Nhật Bản học, chương trình giáo dục Nhật Bản học được trang bị có hệ thống các khối phải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại của Hàn Quốc;
Có trình độ tiếng Nhật ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết và một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
Cử nhân ngành Nhật Bản học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;
Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Nhật Bản;
Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Nhật Bản;
Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo;
Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng;
Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Nhật Bản học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Nhật Bản, và những cơ quan có sử dụng tiếng Nhật ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí;
Hàn Quốc học
Thời gian đào tạo: 3.5 đến 6 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Mục tiêu đào tạo
Cử nhân ngành Hàn Quốc học, chương trình giáo dục Hàn Quốc học được trang bị có hệ thống các khốiphải nắm vững các kiến thức sau:
Kiến thức đại cương thuộc khối kiến thức khoa học nhân văn về phương Đông, về khoa học xã hội tạo cơ sở để sinh viên học tập, nghiên cứu những vấn đề chuyên môn sâu hơn;
Có tri thức đa dạng về con người, đất nước, lịch sử, kinh tế, chính trị, địa lý, chính sách đối ngoại của Hàn Quốc;
Có trình độ tiếng Hàn ở cả 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết và một ngoại ngữ phụ ở trình độ B.
Cử nhân ngành Hàn Quốc học được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
Vận dụng kiến thức một cách linh động, sáng tạo;
Quản lý chặt chẽ theo phong cách văn hoá quản lý của người Hàn Quốc;
Giao tiếp tốt và phù hợp với văn hoá Hàn Quốc;
Bản lĩnh, năng động, tự tin và sáng tạo;
Có khả năng hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng;
Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;
Có khả năng giao tiếp xã hội hiệu quả.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
Cơ hội nghề nghiệp
Cử nhân ngành Hàn Quốc học có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:
Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hàn Quốc, và những cơ quan có sử dụng tiếng Hàn ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí;
Ngôn ngữ Anh
Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
Khối D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
Khối D07: Toán, Hóa Học, Tiếng Anh
Khối D08: Toán, Sinh Học, Tiếng Anh
Khối D09: Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh
Khối D10: Toán, Địa Lý, …
Ngôn ngữ Nga
D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh) D02 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga) D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
Ngữ văn Pháp
Ngôn ngữ Đức
Khối D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
Khối D05 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật)
Khối D78 (Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội, Tiếng Anh)
Khối D90 (Toán, Khoa Học Xã Hội, Tiếng Anh)
Lưu trữ học
C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)
C03 (Ngữ Văn, Toán, Lịch Sử)
C19 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Giáo Dục Công Dân)
Văn hóa học
Địa lý học
C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh
D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
Xã hội học
Tâm lý học
Đô thị học
Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
Khối V00 (Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật)
Triết học
Nhân học
“Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
Khối D83 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)”
Du lịch
khối C (Văn, Sử, Địa) và khối D (Văn, Toán, Anh).
Văn học
Báo chí
D( Toán, Văn, Anh)
C( Văn, Sử, Địa)
Toán, Văn, Địa
Toán, Văn, Sử
HVBCTT yêu cầu thi năng khiếu
Lịch sử
Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) Khối A08 (Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân) Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
Ngôn ngữ Trung Quốc - Chất lượng cao
Quan hệ quốc tế - Chất lượng cao
Toán, Vật Lý, Tiếng Anh (A01) Toán, Hóa học, Vật lý (A00) Văn, Lịch sử, Địa lý (C00)
Nhật Bản học - Chất lượng cao
Ngôn ngữ Anh - Chất lượng cao
Ngôn ngữ Đức - Chất lượng cao
Báo chí - Chất lượng cao
khối C (Văn, Sử, Địa) và khối D (Toán, Văn, Anh)
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Chất lượng cao
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.