Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQGHN

7 Khá
Trang chủ Chưa phân loại

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn được Nhà nước coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước.

Hoạt động của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà (USSH) Nội không chỉ dừng lại ở hệ đào tạo chính quy, trường còn là một nơi nổi tiếng trong việc đào tạo hệ sau đại học, hệ vừa học vừa làm,… Bên cạnh đó công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế cũng được xem như công tác chính của trường. Mỗi công tác của USSH đều có những thành tích đáng nể và đi đầu trong nhiều lĩnh vực.

Giới thiệu về ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQG HN

Lịch sử hình thành

Ngày 10/10/1945 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQG HN được thành lập với tên gọi ban đầu là Trường ĐH Văn khoa HN.

Tiếp theo đó, ngày 5/5/1956 trường được đổi tên thành Trường ĐH Tổng hợp HN

Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm phòng truyền thống của USSH

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm phòng truyền thống của USSH

Sứ mệnh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có sứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu sáng tạo và truyền bá tri thức về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Tầm nhìn

Mục tiêu đến năm 2020 xây dựng trường thành một ĐH đứng đầu đất nước và khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các ĐH danh tiếng khác trong khu vực, Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Đội ngũ nhân sự

Số lượng cán bộ, giảng viên là 500 người, trong đó có 13 Giáo sư, 72 Phó Giáo sư, 138 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ cùng 192 Thạc sĩ.

Giảng viên khoa Du lịch ĐH KHXH&NV ĐHQG HN

Giảng viên khoa Du lịch ĐH KHXH&NV ĐHQG HN

Các đoàn thể quần chúng như: Công Đoàn, Đoàn TNCS HCM, Hội Sinh viên và Hội Cựu chiến binh góp phần chung vào việc xây dựng, phát triển trường, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền lợi hội viên, và cùng với Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo và hoạt động xã hội.

Hoạt động sinh viên

Như những trường ĐH/CĐ khác trên cả nước, USSH cũng có những hoạt động ngoại khóa cơ bản mà những trường khác đều tổ chức. Tuy nhiên đây là trường có các ngành liên quan đến khoa học xã hội và con người nên những hoạt động thường có nội dung xoay quanh những vấn đề của xã hội.

Nhóm sinh viên USSH lòng tiếng cho bộ phim

Nhóm sinh viên USSH lòng tiếng cho bộ phim

Sinh viên USSH rèn luyện sức khỏe

Sinh viên USSH rèn luyện sức khỏe

Và nhiều hoạt động xã hội khác mà trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức khác như: “Cuộc thi song hành vì bình đẳng giới”, “Ngày hội quốc tế văn hóa”, “Tặng quà vùng rốn lũ”, thuyết trình “Anne Frank – Một lịch sử dành cho hôm nay”,…

Bài sự thi cuộc thi VNU trong tôi 2015 của nhóm SNTeam USSH

Gương mặt tiêu biểu

Giáo sư Trần Đức Thảo – Nhà triết học lỗi lạc. Sau khi hoà bình lập lại trên miền Bắc năm 1954, ông được cử làm Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, giảng dạy môn Lịch sử triết học ở Trường Đại học tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH KHXH&NV ĐHQG HN). Trong quá trình giảng dạy tại trường ông để lại nhiều bài học quý báo cho cuộc sống của các thế hệ lúc đó và đến tận bây giờ.

PGS.TS.NGƯT Vũ Văn Thi hiện là Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt. Thầy cống hiến phần lớn cuộc đời của mình để bảo vệ và phát triển nền văn hóa nước ngoài.

Trên đây chỉ là 2 trong số hàng chục những gương mặt nhà giáo tiêu biểu của trường ĐH KHXH&NV ĐHQG HN. Những người tài đã giành hết trí tuệ và sức lực của mình cho công tác nghiên cứu, phát triển giáo dục nước nhà.

Reviews

There are no reviews yet.

Để lại đánh giá

Tổng quan

Tên trường Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQGHN

Địa chỉ

Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQGHN 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam