Trường Đại học Duy Tân (tiếng Anh: Duy Tan University) là một trường đại học tư thục tại miền Trung Việt Nam, Đại học Duy Tân là trường đại học ngoài công lập đầu tiên đạt chuẩn Chất lượng Giáo dục.
Hơn 23 năm xây dựng và phát triển, Đại học Duy Tân đã tuyển sinh được 5 khóa Tiến sĩ, 16 khóa Thạc sĩ với hơn 2.600 học viên và 23 khóa Đại học, Cao đẳng với hơn 70.000 sinh viên; 6 khóa Cao đẳng nghề với hơn 1.400 sinh viên.
Sơ lược về Trường Đại học Duy Tân
Giới thiệu về trường Đại học Duy Tân
Tọa lạc giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng, bên bờ biển Thái Bình Dương quanh năm đầy nắng ấm, Đại học Duy Tân đang từng ngày vươn lên cùng thành phố với khát vọng đổi mới theo hướng hiện đại. Được thành lập từ ngày 11/11/1994 theo Quyết định Số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đại học Duy Tân là trường Đại học Tư thục đầu tiên và Lớn nhất miền Trung đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực.
Clip Giới thiệu về trường Đại học Duy Tân (DTU)
Với những bước đi thiết thực và hiệu quả trong công tác dạy và học, sau gần 25 năm xây dựng và phát triển, ĐH Duy Tân có khoảng 94.000 nghiên cứu sinh, học viên Cao học, sinh viên, học sinh đã tuyển; đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho xã hội với gần 57.000 thạc sỹ, kỹ sư, Kiến trúc sư, cử nhân.
Các ngành đào tạo tại Đại học Duy Tân khá đa dạng như: Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Ngoại ngữ, Du lịch, Điện tử, Xây dựng, Kiến trúc, Y, Dược và cả các ngành Khoa học Xã hội gồm Văn – Báo chí, Truyền thông Đa phương tiện, Quan hệ Quốc tế, Văn hóa Du lịch và Luật Kinh tế. Sinh viên Duy Tân ra trường nhanh chóng tìm được việc làm với tỉ lệ 94% có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Sứ mạng
Đào tạo, Nghiên cứu gắn liền với Khoa học và Công nghệ nhằm tạo ra những Sinh viên và Học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất Nhân văn mang đậm Bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.
Tầm nhìn
Mục tiêu chiến lược của Đại học Duy Tân từ nay tới 2020:
Phấn đấu trở thành cơ sở Đào tạo Đại học, Sau Đại học Đa ngành, Đa cấp, Đa lĩnh vực, lấy Giáo dục Nhân văn làm nền tảng.
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Quốc tế cho các ngành Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Xây dựng và Kiến trúc, Du lịch, các ngành còn lại đạt chuẩn khu vực và quốc gia,…
Nằm trong Top 300 trường đại học của châu Á (theo xếp hạng của Time Higher Education).
Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giảng viên trẻ, có trình độ và tâm huyết với nghề: Nhân sự công tác tại Duy Tân hiện nay lên đến 1054 cán bộ, giảng viên cơ hữu; trong đó 16.5% giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Giáo sư, 75% Giảng viên có trình độ từ Thạc sĩ trở lên và phần lớn số giảng viên còn lại đang theo học Cao học.
Đội ngũ giáo viên
Các tiến sĩ, thạc sĩ của Duy Tân tốt nghiệp từ các trường trong và ngoài nước, đặc biệt một số tốt nghiệp từ các đại học danh tiếng trên thế giới như Mỹ, Nga, Pháp, Đức, Canada, Hàn Quốc, Vương quốc Bỉ… Hơn 361 lượt Giảng viên được đào tạo phương pháp giảng dạy tại Hoa Kỳ; 60 lượt Giảng viên đào tạo tại Singapore.
Chính những người này đã mang một luồng gió mới trong tư tưởng cũng như phong cách học tập, làm việc giúp các sinh viên có điều kiện thay đổi tư duy cũng như thói quen thụ động vốn phổ biến ở sinh viên Việt Nam.
Cơ sở vật chất
Cơ sở đào tạo rộng lớn và hiện đại: Đại học Duy Tân có 6 cơ sở đào tạo tại Tp. Đà Nẵng với tổng diện tích hơn 36 ha (trong đó diện tích sàn xây dựng là 62.029 m2, đạt tỉ lệ 4,3 m2 sàn xây dựng/sinh viên).
Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học được trang bị hiện đại đảm bảo nhu cầu đào tạo sinh viên với 156 phòng học, giảng đường; 91 phòng thí nghiệm thực hành; 1.246 mdáy vi tính được kết nối mạng để truy cập thông tin Internet, 1 vườn thuốc đạt chuẩn ngành Dược và 3 Thư viện.
Cơ sở vật chất
Hầu hết các phòng học đều được gắn máy chiếu đa phương tiện, hệ thống âm thanh kỹ thuật số, máy điều hòa nhiệt độ, 02 phòng thu âm và thu hình.
Bên cạnh đó, trường đầu tư xây dựng các phòng Vẽ kỹ thuật, phòng Robot – Micromouse, hệ thống phòng thí nghiệm thực hành,… đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động nghiên cứu khoa học và học tập của sinh viên.
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Theo học ngành Công nghệ và Kỹ thuật môi trường, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường, phương pháp đánh giá tác động môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên bị ô nhiễm.
Đồng thời, ngành học này còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn; có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Nhận biết các vấn đề về môi trường, phân tích được hiện trạng, đề xuất được các biện pháp và giải quyết được các vấn đề trong xử lý nước thải, khí thải, rác thải.
Phát triển các giải pháp công nghệ, kỹ thuật trong xử lý nước thải, khí thải, rác thải.
Vận hành, quản lý các hệ thống xử lý chất thải.
Thiết kế, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải; Quản lý môi trường.
Có kỹ năng ngoại ngữ đủ để sử dụng trong môi trường hội nhập quốc tế (chứng chỉ B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các khu công nghiệp trong và ngoài nước, các nhà máy xử lý chất thải, các trạm quan trắc môi trường, các công ty tư vấn về môi trường, các trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước chuyên trách về quản lý và bảo vệ môi trường.
Nhiều sinh viên đã tốt nghiệp chương trình này hiện đang làm việc tại: Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng, Công ty Trung Nam, Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn các tỉnh miền Trung, các bệnh viên trong khu vực và phía nam,…
Quản trị Kinh doanh Marketing
Quản trị Kinh doanh Tổng hợp
Truyền thông đa phương tiện
Công nghệ Quản lý Xây dựng
A00: Toán – Lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
D07: Toán – Hóa – Tiếng Anh
A02: Toán – Vật lý – Sinh học
Quản trị Du lịch & Lữ hành
Kế toán doanh nghiệp
Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp
Thời gia đào tạo: 4 cho tới 4,5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Theo học chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, sinh viên sẽ được học tập những kiến thức chuyên sâu nhất để có thể tiến hành các thực nghiệm, thí nghiệm cũng như phân tích, đánh giá và diễn giải dữ liệu, thông tin về công trình; có thể thiết kế tổng thể công trình và chi tiết các bộ phận công trình; vận dụng lý thuyết và thực tiễn để đề xuất quy trình,…
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Cấu tạo và nguyên lý thiết kế kiến trúc công trình dân dụng và công trình công nghiệp; Phương pháp quy hoạch, khảo sát, thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp.
Áp dụng các kiến thức về vẽ kỹ thuật, vật liệu xây dựng, cơ kỹ thuật, kết cấu công trình,… để tính toán thiết kế công trình dân dụng qui mô nhỏ.
Áp dụng các kiến thức về kỹ thuật thi công và quản lý thi công để tổ chức, quản lý và giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp nói riêng và các công trình xây dựng khác nói chung.
Về kỹ năng
Sau khi học xong chương trình sinh viên có các kỹ năng sau:
Sử dụng được các loại máy trắc địa để dẫn cao độ, đo vẽ mặt cắt địa hình, xác địnhvị trí công trình theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Đọc và phân tích được các bản vẽ công trình dân dụng và công nghiệp, tính toán thiết kế được công trình dân dụng và công nghiệp có qui mô nhỏ. Lập được bản tiên lượng, dự toán xây dựng công trình.
Lập dự toán, kế hoạch thi công, tổ chức và quản lý được công tác thi công trên công trường. Hướng dẫn công nhân thi công đúng yêu cầu kỹ thuật.
Xử lý được các vấn đề kỹ thuật trong công tác thiết kế, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp qui mô nhỏ.
Làm được các công việc: xây, trát gạch đá; tính toán và pha trộn vữa xây, vữa bê tông; đổ bê tông đạt tay nghề thợ nề bậc 3/7.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp tại trường đại học Duy Tân có cơ hội làm việc tại các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, các công ty xây lắp, ban quản lý các công trình, các cơ quan quản lý Nhà nước như các phòng ban Xây dựng, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan hoạt động tài chính, kinh doanh bất động sản, các đơn vị cung ứng vật liệu, máy xây dựng. Ngoài ra, sinh viên có thể tự thành lập doanh nghiệp hoạt động độc lập.
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực Điện tử, Truyền thông và được tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; vi ba số; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh.
Sinh viên được đào tạo chuyên sâu tác động của công nghệ kỹ thuật điện tử đối với truyền thông hiện đại.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Khai thác, vận hành và bảo trì các hệ thống điện tử, mạng viễn thông và truyền thông (tổng đài, truyền hình, các tuyến truyền dẫn).
Thiết kế và thi công các hệ thống mạng viễn thông và truyền thông (mạng thoại, thông tin di động, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, các tuyến truyền dẫn vi ba, cáp quang…
Thiết kế và chế tạo các hệ thống tự động phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Thiết kế, chế tạo các phần cứng và xây dựng các phần mềm phục vụ cho lĩnh vực truyền thông và xử lý thông tin.
Cơ hội nghề nghiệp
Các công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông: công ty điện thoại, Vinaphone, Mobiphone, Vietel, EVN Telecom, SFONE,…
Các công ty quản lý và bảo trì các mạng viễn thông: VTI, VTN, VDC, tổng đài địa phương,…
Các đài truyền hình, công ty cung cấp dịch vụ truyền hình.
Các công ty sản xuất và kinh doanh thiết bị viễn thông: CISCO, ERICSSON, ALCATEL, SIEMENS, NOKIA, ZTE, HUAWEI, FPT,…
Các công ty thiết kế chip: Intel, Renesas (Nhật), Acronic (Mỹ – có chi nhánh tại TP.HCM và Đà Nẵng), ESilicon (Mỹ – có chi nhánh tại TP.HCM, Đà Lạt và Đà Nẵng), Applied Micro Vietnam, Arrive Technology, Splendid Technology,…
Các doanh nghiệp có các hệ thống mạng, hệ thống thông tin liên lạc: ngân hàng, điện lực, dầu khí, hàng hải, hàng không,…
Các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
Kiến trúc công trình
Công nghệ thực phẩm
Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01);Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07).
Bác sĩ RĂNG-HÀM-MẶT
Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học. Khối A16: Toán, Khoa học tự nhiên,
Ngữ văn. Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học
Công nghệ Phần mềm
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân ngành Kỹ thuật phần mềm, chuyên ngành Công nghệ phần mềm có kiến thức toàn diện về CNTT, kiến thức cần thiết về quản lý và kinh doanh cũng như kỹ năng vận dụng CNTT vào các vấn đề kinh tế xã hội, có chuyên môn, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, cung cấp nguồn nhân lực CNPM chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin cho các cơ quan, trường học, doanh nghiệp.
Có khả năng tổ chức quản lý phát triển một dự án phần mềm hoàn chỉnh theo các quy trình chuẩn.
Đưa ra các giải pháp, các sản phẩm phần mềm phù hợp cho các tổ chức.
Thực hiện việc tổ chức, quản lý đảm bảo chất lượng cho một hệ thống phần mềm.
Xây dựng, chỉnh sửa và phát triển phần mềm dựa trên các công cụ lập trình, phân tích, đánh giá yêu cầu của dự án, đưa ra giải pháp tiếp cận công nghệ mới.
Biết áp dụng các chuẩn, các công cụ và thành phần phần mềm sẵn có để phát triển các dự án phù hợp cho khách hàng.
Đề xuất, phản biện và tư vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.
Cơ hội nghề nghiệp
Chuyên viên kiểm thử phần mềm.
Chuyên viên phát triển phần mềm.
Chuyên viên thu thập và xử lý yêu cầu, tư vấn giải pháp cho khách hàng.
Chuyên viên phân tích, thiết kế phần mềm.
Chuyên viên quản lý sản phẩm phần mềm (Product Manager).
Chuyên viên triển khai phần mềm.
Chuyên viên hỗ trợ phần mềm: an ninh, mạng, quản lý cấu hình, đảm bảo chất lượng (QA).
Chuyên viên quản lý, vận hành các hệ thống phần mềm của doanh nghiệp.
Chuyên viên tư vấn tích hợp hệ thống.
Chuyên viên tư vấn xây dựng hệ thống thông tin cho doanh nghiệp.
Chuyên viên tư vấn, quản lý qui trình phát triển phần mềm.
Tự xây dựng và làm chủ các công ty về phần mềm và dịch vụ phần mềm.
Hệ thống Thông tin
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư có những kiến thức nền tảng trong lĩnh vực Hệ thống thông tin, cập nhật các vấn đề mới và hiện đại liên quan đến nghiên cứu phát triển các hệ thống thông tin, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông; kiến thức về phân tích thiết kế khai thác cơ sở dữ liệu, phân tích xử lý dữ liệu lớn, xây dựng những hệ thống hỗ trợ việc ra quyết định.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Có thể lập trình, nắm vững ít nhất các công cụ lập trình (C++, C#, Lập trình Web (PHP, .NET), Java, Lập trình di động,…).
Có khả năng quản lý, phân tích dữ liệu và thiết kế các hệ thống thông tin phục vụ cho kinh tế xã hội, tài chính, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, an ninh quốc phòng,…
Sử dụng thành thạo một số công cụ xử lý và phân tích Dữ liệu như (R, Matlab, Weka, SPSS, AMOS,…).
Hiểu và xây dựng các ứng dụng Khai phá dữ liệu (Data mining), học máy (Machine learning), trí tuệ nhân tạo, mạng neural nhân tạo (neural network), nhận dạng, xử lý ảnh, điện toán đám mây,…
Xây dựng được những hệ thống khuyến nghị sản phẩm, hệ hỗ trợ ra quyết định, hệ thống dự báo, chương trình trò chơi,…
Có khả năng học tập nâng cao sau khi tốt nghiệp lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Cơ hội nghề nghiệp
Phân tích viên hệ thống tài chính.
Phân tích viên công nghệ thông tin.
Phân tích nghiệp vụ doanh nghiệp.
Phân tích nghiệp vụ hệ thống.
Phân tích hỗ trợ phục vụ khách hàng.
Phân tích dữ liệu.
Phân tích quản lý doanh thu.
Phân tích rủi ro.
Thiết kế giao diện.
Quản trị dự án.
Kiểm thử phần mềm.
Cố vấn công nghệ thông tin.
Cố vấn kỹ thuật.
Chuyên gia hỗ trợ khách hàng.
Điều dưỡng đa khoa
Công nghệ Sinh học
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Để đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng, ĐH Duy Tân thiết kế chương trình đào tạo, nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ năng căn bản và nâng cao trong các lĩnh vực ngành nghề về Công nghệ Sinh học gồm: Sinh học Phân tử, Kỹ thuật Gene, Chuẩn đoán Phân tử, Y sinh Phân tử.
Chuẩn đầ ra cho sinh viên
Về kiến thức
Các kiến thức cơ bản của ngành Công nghệ sinh học như Sinh học phân tử, Sinh hóa, Vi sinh học và Virut học đại cương, Di truyền học, Phương pháp phân tích vi sinh vật, kiến thức về Thống kê sinh học,…
Kiến thức cơ bản về thực hiện nghiên cứu khoa học;
Kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành;
Kiến thức cơ bản về các kỹ năng thực hành chuyên môn.
Các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành thuộc các chuyên ngành của Công nghệ sinh học: Công nghệ di truyền, Bộ gen và ứng dụng, Protein enzyme học, Nuôi cấy mô tế bào thực & động vật, Miễn dịch học,..
Kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực của CNSH như: CNSH trong y dược, CNSH trong Nông nghiệp, CNSH trong môi trường, CNSH Vi sinh vật, và CNSH Thực phẩm, CNSH trong thủy sản,…
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
Có khả năng làm việc tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến ngành công nghệ sinh học
Tư vấn kỹ thuật, đầu tư và thiết kế.
Tham gia sản xuất, vận hành, quản lý tổ, đội, nhóm, ca sản xuất ở các nhà máy cơ quan trạm trại hoạt động về hoặc liên quan đến công nghệ sinh học.
Tham gia quản lý chuyên môn
Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề có liên quan đến công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực đã được học.
Có kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học để xây dựng, điều hành và phát triển chương trình đào tạo về công nghệ sinh học cho các cấp học từ đại học trở xuống, hệ thống học tập trực tuyến (e-learning);
Có năng lực nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn trong các viện, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chuyên ngành công nghệ sinh học, và lĩnh vực có liên quan.
Kỹ năng mềm
Có năng lực xây dựng, thực hiện và quản lý kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cá nhân, nhóm và tập thể;
Có năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm: chủ động và tự tin trong nghiên cứu, hoạt động chuyên môn; quản lý, thúc đẩy mọi người làm việc đạt hiệu quả;
Có năng lực giao tiếp và quan hệ công chúng: sử dụng các phương pháp và nghệ thuật giao tiếp, đàm phán phù hợp với các đối tác liên quan đến công việc.
Có khả năng giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.
Cơ hội nghề nghiệp
Nguồn nhân lực Công nghệ Sinh học đang rất thiếu, vì vậy các cử nhân ngay khi tốt nghiệp có thể lựa chọn nhiều việc làm với mức lương hấp dẫn cùng với chế độ ưu đãi tốt cho các vị trí:
Kỹ sư điều hành sản xuất dược phẩm, thực phẩm,
Chuyên viên công nghệ (sinh học) trong chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản,
Nghiên cứu viên về công nghệ vi sinh/công nghệ sinh học thực vật/công nghệ sinh học động vật,
Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm,
Cán bộ xét nghiệm y tế.
Kế toán Kiểm toán
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo cử nhân Kế toán Kiểm toán nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kiểm toán theo hướng chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, người học có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, sức khoẻ tốt, và có trách nhiệm với xã hội; có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; tổ chức, thiết kế và điều hành công tác kiểm toán tại các đơn vị kiểm toán; có tư duy độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kỹ năng chuyên ngành: Sinh viên có thể làm tốt nghiệp vụ chuyên môn ở các loại hình doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác kế toán, công việc của một trợ lý kiểm toán viên.
Kỹ năng về ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức có thể giao tiếp và xử lý các nghiệp vụ văn phòng bằng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế, thành thạo tiếng Anh chuyên ngành.
Kỹ năng tin học: làm việc được trong môi trường công nghệ thông tin, xử lý nghiệp vụ trên máy tính và phần mềm chuyên dụng.
Kỹ năng khác: có kỹ năng làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, khả năng giao tiếp và có kỹ năng thuyết trình, có khả năng tự nghiên cứu để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế công tác cũng như tự học, tự rèn luyện để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi hoàn thành 4 năm học tại trường, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán có thể đảm nhận tốt các vị trí:
Kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán Việt Nam và quốc tế; Bộ phận kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, ngân hàng và các loại hình tổ chức khác; Cơ quan kiểm toán nhà nước Việt Nam.
Chuyên viên tư vấn tài chính, nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới chứng khoán.
Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính.
Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ.
Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế,…
Tiếng Trung Quốc
Văn hoá du lịch
Quan hệ quốc tế
Khối D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh) Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
Bác sĩ đa khoa
A00: Toán, Lý, Hóa. B00: Toán, Hóa, Sinh.
Văn - Báo chí
Luật kinh tế
A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) và C00 (Văn, Sử, Địa).
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành Luật học cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Kinh tế, Tài chính, Thương mại, ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân,… Sinh viên học Luật học do đó cũng sẽ có nhiều lựa chọn cơ hội việc làm hơn trong thị trường lao động sau này.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Vận dụng các khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành về lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật cũng như một số ngành khoa học xã hội nhân văn khác vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn;
Áp dụng các kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý chuyên ngành về Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Cạnh tranh, Luật Thuế, và một số Luật quốc tế,… trong việc nhận biết và giải quyết các vấn đề thực tiễn chuyên môn;
Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể.
Về kỹ năng
Kỹ năng đàm phán, giao kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận kinh doanh, thương mại,…;
Kỹ năng giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại;
Kỹ năng tư vấn về các vấn đề liên quan đến pháp luật;
Kỹ năng nhận biết và sử dụng các công cụ pháp luật để quản lý rủi ro trong kinh doanh;
Kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm; có kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết trình tốt; kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý công việc một cách logic và sáng tạo; có khả năng phản biện xã hội và thích ứng nhanh với thay đổi của thực tiễn;
Có kỹ năng tiếng Anh ở mức theo chuẩn B1 Châu Âu, có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;
Có trình độ tin học tốt thông qua chứng chỉ tin học văn phòng quốc tế ICDL để có thể tự khai thác được thông tin, hoàn thiện văn bản, sử dụng và bảo mật được các phần mềm chuyên ngành.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật học tại Đại học Duy Tân có khả năng đảm nhiệm những vị trí: luật sư, thẩm phán, thẩm tra viên, chấp hành viên, cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý, công chứng viên, giảng viên ngành Luật,… và những công việc liên quan đến pháp lý tại các cơ quan nhà nước, tòa án, sở tư pháp, viện kiểm sát,… hoặc có thể công tác tại các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, liên doanh, đầu tư,…
Dược sỹ
Thời gia đào tạo: 5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Là một ngành thuộc khối Khoa học Sức khỏe hỗ trợ bệnh nhân trong việc sử dụng thuốc và bào chế thuốc, sinh viên theo học ngành Dược sĩ Đại học sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng về dược phẩm như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người,… Dược học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là Hoá học và Sinh học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Sản xuất và phát triển thuốc (Tham gia tổ chức và sản xuất được một số thuốc,thực phẩm chức năng và mỹ phẩm).
Dược lâm sàng (phân tích được cách dùng thuốc trong một số ca lâm sàng; Tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý cho nhân viên y tế và bệnh nhân; Thực hiện được quy trình thông tin thuốc)
Quản lý và kinh tế dược (thực hiện được các phương pháp, các chức năng quản lý và kinh tế dược trong lựa chọn, mua sắm, phân phối, sử dụng thuốc và các dịch vụ y tế phù hợp với từng địa phương, đơn vị).
Đảm bảo chất lượng thuốc (đo lường và xử lý các số liệu trong quá trình đảm bảo chất lượng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Tham gia xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm định các phương pháp kiểm nghiệm).
Dược liệu và dược cổ truyền (phân biệt và nhận thức được các loại dược liệu, chế biến, sản xuất, tư vấn và hướng dẫn sử dụng một số dược liệu và chế phẩm có nguồn gốc dược liệu).
Cơ hội nghề nghiệp
Dược sĩ Lâm sàng: làm việc tại các bệnh viện với trách nhiệm cung ứng đảm bảo chất lượng và số lượng thuốc, tham vấn với Bác sĩ trong việc kê toa,…
Dược sĩ Bào chế: nghiên cứu qui trình sản xuất thuốc tại các cơ sở sản xuất.
Dược tá: kinh doanh, buôn bán tại các cơ sở quầy thuốc bán lẻ, bán buôn hay các công ty nhập khẩu.
Công nhân Dược: đảm nhiệm các vị trí công tác dược trong các cơ quan quản lý, cơ sở điều trị, sản xuất kinh doanh, kiểm tra giám sát chất lượng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
Giảng viên Y Dược: giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý các đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành dược.
Reviews
There are no reviews yet.